ASEAN – Hàn Quốc: mối quan hệ không ngừng phát triển
TSSCĐT - Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1989 ở mức đối thoại theo lĩnh vực, từ năm 1991 được nâng cấp thành đối thoại đầy đủ. Từ đó đến nay, quan hệ đối thoại ASEAN – Hàn Quốc đã phát triển trên nhiều lĩnh vực, tập trung vào giao thông, du lịch, nông nghiệp, khoa học công nghệ, môi trường, sức khoẻ, phát triển nguồn nhân lực, văn hoá, giao lưu nhân dân và thu hẹp khoảng cách.
ASEAN – Hàn Quốc: quan hệ kinh tế mật thiết
Với sự phát triển liên tục của môi trường thương mại đa biên và trước những thách thức toàn cầu ngày càng tăng, ASEAN và Hàn Quốc luôn xác định tăng cường quan hệ đối tác kinh tế toàn diện nhằm tạo động lực cho các mối quan hệ đối thoại và đối tác thương mại chặt chẽ hơn. Không chỉ mang lại các lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân ASEAN và Hàn Quốc, quan hệ đối tác này còn tạo ra cơ chế quan trọng để tiếp tục hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.
Là đối tác quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… đặc biệt là kinh tế, quy mô giao dịch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN đã được nâng lên từ chỉ đứng thứ 5 lên vị trí thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và EU, hơn cả Mỹ và Nhật kể từ năm 2007 đến nay. Với quy mô đầu tư 4,6 tỉ USD, ASEAN còn là đối tác đầu tư lớn thứ 2 của Hàn Quốc chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy mà Hội nghị thượng đỉnh lần này là dịp quan trọng để các bên đánh giá lại thành quả của mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và ASEAN trong 20 năm qua. Theo đó, xây dựng tầm nhìn mới trong quan hệ giữa hai bên 20 năm tiếp theo, đồng thời trao đổi ý kiến về các lĩnh vực hợp tác trong tương lai.
Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân quốc (Hiệp định AKFTA) ký ngày 24-8-2006 được coi như một bước đệm nâng quan hệ ASEAN - Hàn Quốc lên một tầm cao mới và toàn diện hơn. Hai bên hy vọng, việc tự do hoá và hội nhập hơn nữa các thị trường thông qua việc loại bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan sẽ tạo ra môi trường thân thiện hơn cho kinh doanh, đem lại lợi ích chung. Hai mươi năm qua, Hàn Quốc đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt 90,2 tỉ USD.
Không chỉ tập trung kiểm điểm và định hướng quan hệ đối thoại ASEAN – Hàn Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ phát triển sâu rộng hơn nữa, Hội nghị còn bàn các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm như phương hướng và biện pháp hợp tác đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu; bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng, môi trường và biến đổi khí hậu, cũng như phòng chống dịch bệnh…
Cơ hội để cụ thể hoá chính sách “Ngoại giao châu Á mới”
Với chủ đề “Đối tác thực chất, Hữu nghị bền lâu”, Hội nghị cấp cao Kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc từ 31-5 - 2-6 tại đảo Chê-chu sẽ nâng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Hàn Quốc và ASEAN lên một tầm cao mới. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để Hàn Quốc cụ thể hoá chính sách “Ngoại giao châu Á mới” của Tổng thống Li Mi-ung Pắc (Lee Myung-bak). Với chính sách ngoại giao hợp tác đôi bên đặt trọng tâm vào việc tăng cường quan hệ hợp tác thực tế với các quốc gia châu Á láng giềng của Hàn Quốc, bốn nội dung của chính sách ngoại giao và Hàn Quốc hướng tới là:
Thứ nhất, mở rộng các hiệp định thương mại tự do (FTA) và đầu tư, xây dựng vành đai tăng trưởng xanh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như khủng hoảng tài chính và biến đổi khí hậu.
Thứ hai, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác phù hợp với các nước châu Á khác, theo đó Hàn Quốc sẽ mở rộng các hiệp định FTA và tận dụng ưu thế về công nghệ thông tin và công nghiệp quốc phòng để đổi lấy tài nguyên trong khu vực.
Thứ ba, chia sẻ kinh nghiệm phát triển công nghiệp với các nước láng giềng và tăng vốn ODA dành cho các nước đang phát triển khác tại châu Á. Hàn Quốc sẽ sớm ký các hiệp định thương mại tự do với tất cả các nước châu Á để có thể trở thành trung tâm của mạng lưới FTA trong khu vực.
Thứ tư, thành lập Diễn đàn châu Á để các nước có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế.
Để thực hiện những mục tiêu trên, Hàn Quốc dự định sẽ xúc tiến tích cực hơn nữa các hoạt động ngoại giao cấp cao trong khu vực điển hình là Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc lần này.
Quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Hàn Quốc
Là một thành viên của ASEAN, quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Hàn Quốc được phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc, kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - Hàn Quốc được tổ chức ngày 30-5, tại Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ðoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã sang thăm và dự hội nghị. Đây là chuyến thăm thứ ba của Thủ tướng tại Hàn Quốc, diễn ra trong bối cảnh hai nước đang tăng cường quan hệ đối tác hợp tác toàn diện vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới.
Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Từ đó đến nay Hàn Quốc luôn ủng hộ đường lối mở cửa, cải cách của Việt Nam, hợp tác tích cực với Việt Nam trên trường quốc tế, ủng hộ Việt Nam tại nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế như LHQ, WTO, APEC...Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 lần đầu tiên đạt gần 10 tỉ USD.
Đầu tháng 8-2008, Hàn Quốc đã ký với Việt Nam Thoả thuận khung về việc cung cấp 1 tỉ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) cho Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011. Với cam kết này, Hàn Quốc trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 tại Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 3 của Việt Nam (khoảng 54.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc).
Hiện Việt Nam và Hàn Quốc đã thành lập cơ chế Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và tổ chức họp định kỳ để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Việt Nam- Hàn Quốc đã ký kết nhiều Hiệp định quan trọng trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, kỹ thuật, văn hoá xã hội, giáo dục, giao thông vận tải…
Chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, du lịch, lao động và nhằm đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới. Thay mặt lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên; cũng như kêu gọi Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và thu hẹp khoảng cách phát triển, ủng hộ vai trò quan trọng của ASEAN tại các diễn đàn khu vực./.
Thông cáo số 10 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (30/05/2009)
Thực hiện hiệu quả mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động  (30/05/2009)
Kiểm soát chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực  (30/05/2009)
ASEAN – Hàn Quốc: mối quan hệ không ngừng phát triển  (30/05/2009)
Phát huy vai trò của hợp tác xã để tiêu thụ hàng nông sản  (30/05/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay