Quan chức Việt Nam - EU trao đổi phương hướng thúc đẩy quan hệ
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng có cuộc gặp riêng với Giám đốc điều hành Cơ quan đối ngoại châu Âu, ông David O’Sullivan để trao đổi về việc triển khai cụ thể các hoạt động hợp tác song phương, một số vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn có cuộc gặp Bộ trưởng Hợp tác phát triển Bỉ, ông Jean Pascal Labille, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bỉ, ông Dirk Achten, để trao đổi về quan hệ hợp tác song phương và tham dự Hội thảo “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và những hệ lụy đối với luật pháp và thương mại” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ tổ chức.
Tại các cuộc gặp với phía EU, Thứ trưởng đã đề nghị Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU, dành cho Việt Nam quy chế kinh tế thị trường trước khi hai bên kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và đẩy nhanh tiến trình đàm phán để hai bên có thể hoàn tất EVFTA trước Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM10) vào tháng 10-2014, tiếp tục dành chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam, tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU.
Thứ trưởng cũng khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi và thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh, an toàn tính mạng và tài sản cũng như quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư châu Âu làm ăn tại Việt Nam và khuyến khích doanh nghiệp hai bên tận dụng cơ hội của EVFTA và TPP… mang lại.
Về tình hình gần đây tại biển Đông, Thứ trưởng đã thông báo về việc ngày 02-5-2014, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và hơn 100 tàu, trong đó có cả tàu quân sự và tàu hộ vệ tên lửa vào hoạt động tại khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa ổn định, an toàn, an ninh hàng hải của khu vực và quốc tế, gây ảnh hưởng tới kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục.
Thứ trưởng đề nghị các quan chức EU, Bỉ, các học giả và doanh nghiệp châu Âu góp tiếng nói chung kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, rút giàn khoan và tàu hộ tống khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, sớm đi vào đàm phán với Việt Nam để giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông./.
Chung tay bảo vệ môi trường, ngăn nước biển dâng  (05/06/2014)
Hội nghị biểu dương Trưởng ban Nữ công công đoàn cơ sở tiêu biểu toàn quốc lần thứ nhất  (05/06/2014)
Giải quyết những vấn đề cấp bách để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển  (04/06/2014)
Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới  (04/06/2014)
Trí thức Hà Tĩnh: xưa và nay  (04/06/2014)
Tiếp tục nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị  (04/06/2014)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên