Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội - trách nhiệm không của riêng ai
TCCS - Dù từ vùng biên giới xa xôi hay một khu dân cư trong lòng thành phố, ở đâu cũng rất cần một sự bình yên - bình yên về an ninh chính trị, bình yên về trật tự an toàn xã hội. Phóng viên của Tạp chí Cộng sản đã có dịp trao đổi với những người trực tiếp chăm lo cho sự bình yên ấy cho cả cộng đồng, cho cả quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung những cuộc trao đổi đó.
Tiếng mõ an ninh - hiệu lệnh từ lòng dân
Trung úy Bùi Quốc Hận, Trưởng Công an xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Đường giao thông liên xã, liên ấp được mở mang thông thương đã trở thành điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã Thuận Hưng. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự cũng kéo theo diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Việc đẩy mạnh phong trào "Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với việc xây dựng mô hình phòng chống tội phạm đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác ổn định trật tự tại địa phương. Nét nổi bật trong phong trào phòng chống tội phạm ở Thuận Hưng là mô hình "Tiếng mõ an ninh, vây bắt tội phạm, an dân xóm ấp".
Năm 1998, xuất phát từ ý tưởng cộng đồng trách nhiệm phòng, chống tội phạm, một số người dân đã đề xuất báo động bằng tiếng mõ tre. Thời gian đầu áp dụng ở một số ấp. Sau đó, thấy hiệu quả cao nên nhân rộng mô hình này ra toàn xã.
Khi phát hiện thấy có trộm hay đối tượng quậy phá, bà con đem mõ ra gõ và hô to "có trộm", trộm chạy hướng nào thì tiếng mõ lan truyền theo hướng đó và cùng nhau vây bắt tội phạm. Cùng với phong trào "Tiếng mõ an ninh", thời gian qua, địa phương đã vận động bà con mắc bóng đèn trước cổng, để khi phát hiện có trộm các hộ dân bật đèn sáng không cho kẻ xấu chạy thoát...
Năm 2008, Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen cho 8 tấm gương điển hình vây bắt tội phạm. Gần đây nhất là vụ án xảy ra cuối tháng 12 - 2008 tại ấp 10, một vụ cướp giật tài sản, bị quần chúng nhân dân phát hiện và vây bắt giao đối tượng cho công an xã. Nhờ sự đoàn kết đó mà tình trạng thanh niên quậy phá giảm đi rất nhiều, bà con trong xã đã có cuộc sống bình yên, tập trung lo làm ăn phát triển kinh tế.
Mười năm qua, xã Thuận Hưng được công nhận là xã "3 không": không tội phạm, không ma túy, không mại dâm. Năm 2008 thường án chỉ xảy ra 2 vụ, không xảy ra trọng án.
Xã Thuận Hưng, được Bộ Công an tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích 10 năm xây dựng mô hình nhân rộng điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm.
Tự hào về những thành tích đạt được, bà con xóm ấp ngày càng nêu cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm, tạo nên sức mạnh đoàn kết, phối hợp và hỗ trợ tốt với lực lượng công an, các đoàn thể trong việc giữ gìn trị an góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Mỗi người dân coi chuyện giữ gìn an ninh trật tự là trách nhiệm của bản thân mình
Giáp biên giới nước bạn Cam-pu-chia nên Đảng bộ An Phú luôn xác định việc giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Việc tổ chức xây dựng phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh, trật tự xóm, ấp được thực hiện một cách thường xuyên.
Trong công tác lãnh đạo, Đảng ủy xã An Phú đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công cán bộ phụ trách theo từng vị trí, phát huy cao độ vai trò chi bộ, đảng viên cư trú trên địa bàn. Ngoài lực lượng chủ chốt được bố trí, 67 tổ an ninh nhân dân và 4 đội dân phòng của 4 ấp được giao trách nhiệm túc trực thường xuyên sẵn sàng phối hợp với các đồn biên phòng, các đơn vị tác chiến giữ gìn và xử lý mọi chuyện xảy ra liên quan về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngăn chặn và kịp thời ứng phó mọi biến động xấu có thể phát sinh trên địa bàn.
Nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, địa phương kết hợp với các đồn biên phòng thường xuyên duy trì họp định kỳ hằng tháng với chính quyền 2 xã giáp giới và các lực lượng liên quan, để ghi nhận diễn biến tình hình và những vấn đề hai bên cùng quan tâm, đồng thời giải quyết các vụ việc phát sinh trên tinh thần hợp tác, vì sự ổn định và phát triển.
Nhờ vậy, trong hơn 100 vụ việc liên quan đến làm ăn, qua lại mua bán, canh tác chồng chéo... của cư dân hai bên trong thời gian qua đã được giải quyết hợp tình, hợp lý. Điển hình là 2 vụ tranh chấp đất xảy ra tại "vùng trắng" (khu vực hai bên thỏa thuận bỏ trống cùng quản lý). Địa phương kết hợp với các đồn biên phòng, các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát thực địa, xác minh sự việc và kiên quyết đấu tranh buộc người vi phạm phải tôn trọng thỏa thuận, không để tái diễn tình trạng trên. Do thực hiện bằng phương pháp hòa bình nhưng cương quyết, nên vụ việc được giải quyết ổn thỏa không xảy ra tình trạng căng thẳng, phức tạp.
Sự đóng góp từ phong trào quần chúng tự quản cột mốc, đường biên, giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới rất có hiệu quả. Người dân không chỉ cung cấp rất nhiều tin tức quan trọng, chính xác, mà còn tham gia tuần tra canh giữ đường biên, quản lý cột mốc và trực tiếp giúp lực lượng làm nhiệm vụ trấn áp nhiều vụ gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật. Mỗi người dân coi chuyện tự quản cột mốc, đường biên, giữ gìn an ninh trật tự là trách nhiệm của bản thân mình.
Với những kết quả đã đạt được, xã An Phú là địa phương duy nhất của tỉnh An Giang được chọn báo cáo điển hình toàn quốc về phong trào quần chúng tự quản cột mốc, đường biên, giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới.
Mục tiêu cuối cùng là làm sao để những người cai nghiện trở về không tái nghiện
Hiện nay, tại địa bàn phường Cát Lái, chúng tôi không phát hiện có một trường hợp nào còn nghiện hút hoặc buôn bán ma túy.
Để đạt được kết quả này, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã phải vượt qua bao khó khăn, gian khổ để đưa một địa bàn với gần 13.000 nhân khẩu có được một cuộc sống bình yên như vậy.
Gần đây nhất, đầu năm 2008, phường Cát Lái tiếp nhận 10 trường hợp từ trại cai nghiện ma túy trở về. Đây là một thách thức với chính quyền địa phương, trong đó có trách nhiệm chính của lực lượng công an địa phương. Thực tiễn cho thấy, thường có đến 2 phần 3 số người cai nghiện trở về từ các trại cai nghiện đã tái nghiện. Do vậy, nếu không có cách tháo gỡ, 10 trường hợp trên lại sẽ tái nghiện, gây khó khăn, phức tạp hơn nữa cho địa phương. Mục tiêu của công an phường là làm sao để những người cai nghiện trở về không tái nghiện. Chỉ cách duy nhất là phải tìm được công ăn việc làm cho họ!
Đây là công việc vô cùng khó khăn, bởi hầu hết trong số này đều có trình độ học vấn thấp, không có công ăn việc làm. Do vậy, khi trở về, không ít người xa lánh bởi họ đã mang tiếng là "con nghiện". Các chiến sĩ công an phụ trách địa bàn, một mặt, gặp gỡ động viên từng người cai nghiện trở về; mặt khác, lại phải gặp gỡ bà con khu phố để tìm sự cảm thông, chia sẻ của mọi người. Công tác vận động cũng gặp không ít khó khăn, có những khu vực không chỉ công an đến mà Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cũng phải vào cuộc với thái độ trách nhiệm trong một thời gian dài.
Đến đầu năm 2009, 10 trường hợp cai nghiện trở về đã không tái nghiện. Điều đáng mừng nữa là, hầu hết số này đã có công ăn việc làm, trong đó có 2 người tham gia đội dân phòng, 1 làm thợ may, 1 đang học lái xe và 1 người làm nghề đánh cá...
Không chỉ có thành tích giúp những người cai nghiện tái nhập cộng đồng, trong năm 2008, công an phường Cát Lái còn được đánh giá là đơn vị có thành tích nổi bật trong công tác giữ gìn trật tự an ninh. Trong năm qua, số vụ phạm pháp hình sự tại địa bàn chỉ còn 18 vụ, trong đó có tới 8 vụ đã được khám phá, xử lý. Ngoài ra, còn nhiều vụ việc khác cũng đã được các chiến sĩ cảnh sát khu vực giải quyết triệt để và đây là địa bàn được coi là trong sạch với tệ nạn mại dâm.
Trung tuần tháng Tư vừa qua, trong chuyến đi kiểm tra phường văn hóa của ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh tại quận 9, công an phường Cát Lái chúng tôi đã được đánh giá là đơn vị có nhiều thành tích trong việc đưa những người cai nghiện ma túy hòa nhập trở lại cộng đồng.
Xây dựng địa bàn an toàn về an ninh trật tự phải có sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy và chính quyền địa phương
Trung tá Huỳnh Văn Trang, Trưởng Công an phường 3, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Phường 3 là phường trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của thị xã Trà Vinh. Hằng ngày, có rất đông người ra vào giao lưu mua bán... Chính vì vậy, tội phạm và phần tử xấu lợi dụng tìm cách ẩn náu để chống phá, kích động. Bên cạnh đó, còn có hoạt động của các đối tượng tội phạm hình sự như băng nhóm gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, móc túi, lừa đảo, cờ bạc, số đề...
Xuất phát từ tình hình trên, công an phường làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đề ra kế hoạch số 08 ngày 20-4-2004 về xây dựng địa bàn an toàn về an ninh trật tự. Ban Chỉ đạo được thành lập do Chủ tịch ủy ban nhân dân phường làm Trưởng ban. Trên cơ sở đó, chỉ đạo 4 khóm thành lập Ban Vận động và xây dựng kế hoạch, quy chế làm việc, xác định rõ nhiệm vụ từng thành viên.
Trước hết, tập trung tuyên truyền lồng ghép phổ biến pháp luật, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tổ chức mít-tinh, lễ phát động ra quân mô hình liên kết 3 không: (không xây nhà trái phép, không mua bán chiếm lòng lề đường, không vứt rác bừa bãi); kế hoạch 2 không, 3 giảm: (không ma túy và mại dâm, giảm tội phạm trộm cắp, giảm tai nạn giao thông, giảm tệ nạn xã hội khác...).
Sau 2 năm thực hiện, đến tháng 6-2006, phường 3 được ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh quyết định công nhận là phường đầu tiên của thị xã đạt tiêu chuẩn "Phường an toàn về an ninh trật tự”. Hiện tại, địa bàn phường 3 có 100% số cơ quan đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự và vẫn giữ vững danh hiệu "Phường an toàn về an ninh trật tự".
Qua quá trình lãnh đạo thực hiện, công an phường 3 chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm:
- Công tác xây dựng phường an toàn về an ninh trật tự phải đặt dưới sự lãnh đạo về mặt nghiệp vụ của công an cấp trên.
- Phải có sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của cấp ủy và chính quyền địa phương. Sự phối hợp đồng bộ của các đội nghiệp vụ công an thị xã, tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể từ phường đến khóm, nòng cốt là lực lượng công an.
- Trong chỉ đạo thực hiện, cần kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, yếu kém, xây dựng những mô hình phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Kịp thời khen thưởng nhân tố tích cực nhằm thúc đẩy phong trào phát triển./.
10 năm thực hiện Chỉ thị “Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”  (06/06/2009)
10 năm thực hiện Chỉ thị “Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”  (06/06/2009)
Pháp luật và luật gia trong bối cảnh toàn cầu hóa: Vì hòa bình, phát triển và sự độc lập của hoạt động xét xử  (06/06/2009)
Thông cáo số 14 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (06/06/2009)
Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt - Trung  (06/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay