Việt Nam được đánh giá cao về lực lượng lao động
21:25, ngày 27-05-2014
Ngày 27-5, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố báo cáo về tình hình lao động năm 2013, trong đó tập trung đánh giá thực trạng lực lượng lao động tại 140 quốc gia đang phát triển trên thế giới.
Tại các quốc gia này, lực lượng lao động gia nhập tầng lớp trung lưu ngày càng đông; các quyền của người lao động và điều kiện làm việc được cải thiện và ngày càng nhiều lao động trẻ có trình độ di cư đến các nước đang phát triển tìm kiếm cơ hội việc làm.
Thống kê của ILO cho thấy trong giai đoạn 1980-2011, thu nhập bình quân đầu người tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Senegal và Tunisia tăng trung bình 3,3%/năm, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 1,8% ở các nước phát triển.
Hiện cứ 10 lao động thì có 4 người thuộc tầng lớp "trung lưu mới" với thu nhập trên 4 USD/ngày, cao gấp đôi so với hai thập kỷ trước.
Tuy nhiên, khoảng 1,5 tỷ lao động - chiếm hơn một nửa lực lượng lao động tại những quốc gia đang phát triển - vẫn trong tình trạng bấp bênh về việc làm và không được bảo đảm các quyền lợi xã hội; và 839 triệu trong số này, chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động, vẫn thu nhập dưới 2 USD/ngày. Dù sao, tỷ lệ này đã giảm mạnh so với mức hơn 1/2 tổng số lao động những năm 2000.
Báo cáo của ILO cũng khẳng định, các quốc gia đang phát triển đã giải quyết tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng xã hội và cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn các quốc gia phát triển, nhất là từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007.
Khủng hoảng kinh tế đã khiến cho 30,6 triệu người thất nghiệp, nâng tổng số người thất nghiệp lên tới 199,8 triệu năm ngoái và dự đoán sẽ tăng lên 213 triệu vào năm 2019.
Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên thế giới ở mức 6% và dự kiến sẽ duy trì đến năm 2017. Tuy nhiên, tại các nước phát triển, tỷ lệ này lại cao hơn, ở mức 8,5%; trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đã nhanh chóng giảm xuống mức 5,4% trước thời điểm khủng hoảng tại các nước đang phát triển.
Xu hướng di cư của lực lượng lao động trên thế giới cũng có sự thay đổi. Thống kê cho thấy, khoảng 231,5 triệu người đã di cư trong năm 2013 và Liên minh châu Âu (EU) vẫn là điểm đến lý tưởng với 51% số người di cư đến EU.
Tuy nhiên, lực lượng lao động di cư, nhất là số lao động trẻ có trình độ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển tìm kiếm cơ hội việc làm tăng lên đáng kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Trong 5 năm tới, lực lượng lao động thế giới sẽ được bổ sung thêm khoảng 213 triệu người, trong đó có 200 triệu ở các nước đang phát triển.
ILO nhận định điều kiện làm việc ở các nước đang phát triển sẽ được cải thiện, giúp người lao động và gia đình của họ có mức sống trên mức nghèo khổ tương đương với tiêu chuẩn của Mỹ trong những năm tới. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 85% lực lượng lao động sống dưới mức này vào năm 2018./.
Thống kê của ILO cho thấy trong giai đoạn 1980-2011, thu nhập bình quân đầu người tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Senegal và Tunisia tăng trung bình 3,3%/năm, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 1,8% ở các nước phát triển.
Hiện cứ 10 lao động thì có 4 người thuộc tầng lớp "trung lưu mới" với thu nhập trên 4 USD/ngày, cao gấp đôi so với hai thập kỷ trước.
Tuy nhiên, khoảng 1,5 tỷ lao động - chiếm hơn một nửa lực lượng lao động tại những quốc gia đang phát triển - vẫn trong tình trạng bấp bênh về việc làm và không được bảo đảm các quyền lợi xã hội; và 839 triệu trong số này, chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động, vẫn thu nhập dưới 2 USD/ngày. Dù sao, tỷ lệ này đã giảm mạnh so với mức hơn 1/2 tổng số lao động những năm 2000.
Báo cáo của ILO cũng khẳng định, các quốc gia đang phát triển đã giải quyết tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng xã hội và cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn các quốc gia phát triển, nhất là từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007.
Khủng hoảng kinh tế đã khiến cho 30,6 triệu người thất nghiệp, nâng tổng số người thất nghiệp lên tới 199,8 triệu năm ngoái và dự đoán sẽ tăng lên 213 triệu vào năm 2019.
Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên thế giới ở mức 6% và dự kiến sẽ duy trì đến năm 2017. Tuy nhiên, tại các nước phát triển, tỷ lệ này lại cao hơn, ở mức 8,5%; trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đã nhanh chóng giảm xuống mức 5,4% trước thời điểm khủng hoảng tại các nước đang phát triển.
Xu hướng di cư của lực lượng lao động trên thế giới cũng có sự thay đổi. Thống kê cho thấy, khoảng 231,5 triệu người đã di cư trong năm 2013 và Liên minh châu Âu (EU) vẫn là điểm đến lý tưởng với 51% số người di cư đến EU.
Tuy nhiên, lực lượng lao động di cư, nhất là số lao động trẻ có trình độ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển tìm kiếm cơ hội việc làm tăng lên đáng kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Trong 5 năm tới, lực lượng lao động thế giới sẽ được bổ sung thêm khoảng 213 triệu người, trong đó có 200 triệu ở các nước đang phát triển.
ILO nhận định điều kiện làm việc ở các nước đang phát triển sẽ được cải thiện, giúp người lao động và gia đình của họ có mức sống trên mức nghèo khổ tương đương với tiêu chuẩn của Mỹ trong những năm tới. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 85% lực lượng lao động sống dưới mức này vào năm 2018./.
Người Việt ở nước ngoài biểu tình và tuần hành phản đối Trung Quốc  (27/05/2014)
Hội người Hàn Quốc yêu Việt Nam lên án hành động của Trung Quốc  (26/05/2014)
Người Việt tại Séc góp quỹ Hướng về biển đảo quê hương  (26/05/2014)
Triển khai các biện pháp kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ  (26/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên