Triển khai các biện pháp kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
22:55, ngày 26-05-2014
Ngày 26-5, bên lề kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan điểm, phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành vi sai trái, bất hợp pháp.
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu các tổ chức tài phán quốc tế, kể cả Liên hợp quốc, bác bỏ việc Trung Quốc viện dẫn cho mình có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.
Hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bởi khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mọi hành động khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác là vi phạm, Trung Quốc không thể đơn phương, tùy tiện làm việc đó nếu không có sự đồng ý của quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế.
Là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội Việt Nam sẽ triển khai nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế, buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam; đồng thời kiên trì giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và luôn mong muốn giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Phương châm hành động của Quốc hội thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; phù hợp với tình hình thực tế diễn ra và đem lại những tác động, hiệu quả mạnh mẽ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Hằng, tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, đe dọa hòa bình cũng như ổn định trong khu vực. Hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam.
Quốc hội đã thảo luận và có thông cáo số 2. Đây là thông điệp mạnh mẽ của Quốc hội, thể hiện ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước, đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Thông điệp này không những được cử tri, nhân dân trong nước ủng hộ mà qua theo dõi, dư luận thế giới cũng đồng tình với các biện pháp của Việt Nam.
Dư luận quốc tế hiện đang bày tỏ quan ngại đối với tình hình “nóng” ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra; lên án hành động phi pháp của Trung Quốc; coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích nguy hiểm, xâm phạm chủ quyền, đe dọa ổn định và hòa bình trong khu vực…
Đồng chí Nguyễn Văn Hằng cho rằng, thông qua các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Quốc hội Việt Nam cần phối hợp với Bộ Ngoại giao thông tin cho Quốc hội các nước hiểu rõ được bản chất vụ việc. Qua đó, Quốc hội các nước có tiếng nói trước hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc./.
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu các tổ chức tài phán quốc tế, kể cả Liên hợp quốc, bác bỏ việc Trung Quốc viện dẫn cho mình có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.
Hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bởi khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mọi hành động khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác là vi phạm, Trung Quốc không thể đơn phương, tùy tiện làm việc đó nếu không có sự đồng ý của quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế.
Là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội Việt Nam sẽ triển khai nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế, buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam; đồng thời kiên trì giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và luôn mong muốn giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Phương châm hành động của Quốc hội thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; phù hợp với tình hình thực tế diễn ra và đem lại những tác động, hiệu quả mạnh mẽ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Hằng, tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, đe dọa hòa bình cũng như ổn định trong khu vực. Hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam.
Quốc hội đã thảo luận và có thông cáo số 2. Đây là thông điệp mạnh mẽ của Quốc hội, thể hiện ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước, đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Thông điệp này không những được cử tri, nhân dân trong nước ủng hộ mà qua theo dõi, dư luận thế giới cũng đồng tình với các biện pháp của Việt Nam.
Dư luận quốc tế hiện đang bày tỏ quan ngại đối với tình hình “nóng” ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra; lên án hành động phi pháp của Trung Quốc; coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích nguy hiểm, xâm phạm chủ quyền, đe dọa ổn định và hòa bình trong khu vực…
Đồng chí Nguyễn Văn Hằng cho rằng, thông qua các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Quốc hội Việt Nam cần phối hợp với Bộ Ngoại giao thông tin cho Quốc hội các nước hiểu rõ được bản chất vụ việc. Qua đó, Quốc hội các nước có tiếng nói trước hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc./.
Lập Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019  (26/05/2014)
Phê duyệt đề án phát triển trường nghề chất lượng cao  (26/05/2014)
Bảo đảm tiến độ xây dựng dự án trọng điểm ngành giao thông  (26/05/2014)
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai  (26/05/2014)
Việt Nam nghiêm túc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc  (26/05/2014)
Đại biểu Quốc hội: Cải cách thủ tục phải theo nhu cầu doanh nghiệp  (26/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên