Phó Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Công thương Cộng hòa Séc
Chiều 13-5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp Bộ trưởng Bộ Công thương Cộng hòa Séc, ông Jan Mládek nhân dịp sang dự kỳ họp thứ 4 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Cộng hòa Séc.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chào mừng Bộ trưởng Jan Mládek cùng đoàn công tác sang thăm làm việc tại Việt Nam; cho rằng chuyến thăm của đoàn góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai đất nước.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải bày tỏ vui mừng về kết quả cuộc họp Ủy ban Liên Chính phủ hai nước đã xác định những lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới, nhất là những lĩnh vực hai nước có thế mạnh có thể bổ sung cho nhau như khoáng sản, cơ khí chế tạo, môi trường, năng lượng, nước sạch...
Cho rằng tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc còn nhiều, Phó Thủ tướng nhận định, với mối quan hệ chính trị, ngoại giao hai nước phát triển tốt đẹp, thời gian tới Ủy ban Liên Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa để góp phần đẩy mạnh trao đổi thương mại song phương.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải bảy tỏ cảm ơn tới Chính phủ và nhân dân Cộng hòa Séc đã dành nguồn vốn ODA hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; đã chính thức công nhận cộng đồng người Việt Nam tại Séc là dân tộc thiểu số của Cộng hòa Séc.
Bộ trưởng Jan Mládek cảm ơn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã dành thời gian cho cuộc tiếp và chúc mừng Việt Nam vừa tổ chức kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bộ trưởng cho biết, chuyến thăm làm việc lần này còn có đoàn doanh nghiệp gồm 25 thành viên cùng sang để tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác tại Việt Nam.
Đối với Cộng hòa Séc, Việt Nam là đối tác quan trọng, hai nước có thể bổ sung cho nhau trong xuất nhập khẩu hàng hóa...
Nhất trí với ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Jan Mládek cho biết, Bộ Công thương Cộng hòa Séc sẽ tích cực cụ thể hóa những thỏa thuận đã ký kết nhằm góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển cho tương xứng với tiềm năng; thời gian tới, hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao cũng như nối lại lĩnh vực hợp tác giáo dục, phát triển lĩnh vực du lịch./.
Giáo sư Ấn Độ: Trung Quốc đang chiếm dần Biển Đông  (13/05/2014)
Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Myanmar  (13/05/2014)
Đổi mới như… cũ!  (13/05/2014)
Nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU  (13/05/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên