Công điện của Thủ tướng về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết
Ngày 06-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Công điện số 585/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Nội dung công điện nêu rõ, từ đầu năm 2014 đến nay, dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết xảy ra tại hầu hết tại các tỉnh và thành phố, tuy số người mắc bệnh ở mức thấp hơn so với năm 2013, song tại một số tỉnh, thành phố có số người mắc bệnh cao hơn và có nguy cơ dịch bùng phát. Đến nay, cả nước đã ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó đã có 2 người bệnh tử vong; 7.931 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 4 người bệnh tử vong.
Nhằm chủ động ngăn chặn lây lan dịch, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc bệnh và tử vong, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Y tế tập trung chỉ đạo việc cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, phân loại cách ly nhằm ngăn ngừa lây chéo trong bệnh viện, đặc biệt là các cơ sở y tế tại các địa phương có số người mắc bệnh cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kon Tum, Cà Mau... khẩn trương dập dịch; thường xuyên cập nhật phương pháp phát hiện sớm, phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Bảo đảm đủ trang thiết bị y tế, thuốc để cấp cứu điều trị bệnh nhân và chế độ đối với người làm công tác phòng, chống dịch.
Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại các địa phương có nhiều người mắc bệnh và tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết ở trong nước và các nước lân cận để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả các cơ sở y tế và người dân cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Bộ Y tế chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch cho các cơ quan báo chí.
Bộ Y tế cập nhật thường xuyên, báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch bệnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo ngành y tế và các ngành liên quan thực hiện quyết liệt công tác cấp cứu, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh cũng như ngăn ngừa lây lan dịch bệnh tại cộng đồng và trong bệnh viện; khoanh vùng ổ dịch và xử lý triệt để không để lan rộng; triển khai các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; kiểm soát không để dịch bùng phát; bảo đảm việc cấp đủ phương tiện, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam chủ động tuyên truyền cách phát hiện và các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và nâng cao nhận thức người dân về phòng, chống dịch bệnh, cập nhật về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai tích cực các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trong trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo không để xảy ra ổ dịch trong nhà trường; thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh để phối hợp xử lý kịp thời; tổ chức đợt tổng vệ sinh môi trường tại các trường học.
5. Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết./
Nhiều hoạt động hướng về Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ  (06/05/2014)
Chính thức ký hiệp định về hạt nhân Việt Nam - Hoa Kỳ  (06/05/2014)
Việt Nam coi văn hóa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội  (06/05/2014)
Lễ khai trương Hệ thống thông tin chuyên ngành tuyên giáo  (06/05/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên