Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng lao động
22:20, ngày 01-04-2014
TCCSĐT - Sáng 01-4-2014, Hội thảo quốc tế “Thị trường lao động Việt Nam: Những phát hiện từ tiếp cận vi mô” do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội Ai-len tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: nhìn lại gần 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Trong một thời gian dài, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Quy mô nền kinh tế tăng lên, quá trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình.... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề bất ổn cần giải quyết, trong đó tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế ngắn hạn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội…
Thực tế những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam còn chưa được khắc phục, năng lực điều hành vĩ mô và cách thức phản ứng chính sách cũng còn nhiều bất cập… Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế. Đây là điều kiện tiên quyết giúp phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định xã hội và phát triển bền vững.
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, khắc phục những yếu kém nội tại, Việt Nam đã xác định 3 đột phá chiến lược, đó là đột phá về thể chế, về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và về phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng theo chiều rộng dần tiệm cận mức giới hạn, Việt Nam xác định mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, trong đó chú trọng yếu tố khoa học công nghệ và con người.
Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế bàn luận về hai chủ đề chính: “Những xu hướng chính trị trên thị trường lao động Việt Nam và thế giới” và “Cầu về chất lượng nhân lực - thực tế của Việt Nam và kinh nghiệm từ Ai-len”.
Hiện Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào và đang phát triển, có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm, do vậy áp lực tạo việc làm mới là khá cao. Xét theo khu vực thành thị/nông thôn cho thấy, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn đang trong xu hướng giảm dần, trong khi ở khu vực thành thị lại có xu hướng tăng. Đây là hai xu hướng tích cực, phản ánh thành quả trong tiến trình phát triển nói chung của Việt Nam. Tuy nhiên, điểm hạn chế của lao động Việt Nam là chất lượng còn thấp, ngành nghề được đào tạo chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu của thực tiễn công việc, cũng như đòi hỏi của thị trường lao động.
Tại Hội thảo, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc chỉ rõ: sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Trung Quốc trong 30 năm qua có phần đóng góp không nhỏ của nguồn lực con người dựa trên lao động giá rẻ và chi phí vốn thấp. Điều này có cơ sở, dù chưa phải là toàn bộ. Tuy nhiên, thị trường lao động Trung Quốc đang ở trong một giai đoạn chuyển đổi mà sự thích ứng với những chuyển đổi này sẽ tác động không nhỏ đến việc quốc gia này có thể trở thành cường quốc chế tạo hay không. Bên cạnh đó, chi phí lao động đã tăng mạnh tại Trung Quốc từ năm 2010 nên có thể kỷ nguyên tăng trưởng dựa vào lượng lao động chi phí thấp sẽ chấm dứt. Trung Quốc sẽ phải nhanh chóng tìm cách chuyển đổi và thích nghi với việc tăng trưởng dựa vào lao động có trình độ cao hơn nhằm đáp ứng mục tiêu dựa vào sáng tạo để tạo ra tăng trưởng dài hạn.
TS. E-líc Ke-ly, chuyên gia đến từ Ai-len cũng chia sẻ về kinh nghiệm của quốc gia này khi thị trường lao động thay đổi trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Ông E. Ke-ly phân tích trường hợp của Ai-len và đưa ra gợi ý rằng, tăng trưởng kinh tế cao đã không dẫn tới tăng bất bình đẳng, ít nhất là trong giai đoạn này.
Sự ra đời của một số chính sách vĩ mô để thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam những năm qua bước đầu đã có hiệu quả, thể hiện ở những thay đổi tích cực trong tỷ lệ lao động qua đào tạo và sự gia tăng số lượng lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại và Việt Nam đang rất cần các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết triệt để vấn đề này./.
Thực tế những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam còn chưa được khắc phục, năng lực điều hành vĩ mô và cách thức phản ứng chính sách cũng còn nhiều bất cập… Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế. Đây là điều kiện tiên quyết giúp phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định xã hội và phát triển bền vững.
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, khắc phục những yếu kém nội tại, Việt Nam đã xác định 3 đột phá chiến lược, đó là đột phá về thể chế, về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và về phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng theo chiều rộng dần tiệm cận mức giới hạn, Việt Nam xác định mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, trong đó chú trọng yếu tố khoa học công nghệ và con người.
Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế bàn luận về hai chủ đề chính: “Những xu hướng chính trị trên thị trường lao động Việt Nam và thế giới” và “Cầu về chất lượng nhân lực - thực tế của Việt Nam và kinh nghiệm từ Ai-len”.
Hiện Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào và đang phát triển, có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm, do vậy áp lực tạo việc làm mới là khá cao. Xét theo khu vực thành thị/nông thôn cho thấy, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn đang trong xu hướng giảm dần, trong khi ở khu vực thành thị lại có xu hướng tăng. Đây là hai xu hướng tích cực, phản ánh thành quả trong tiến trình phát triển nói chung của Việt Nam. Tuy nhiên, điểm hạn chế của lao động Việt Nam là chất lượng còn thấp, ngành nghề được đào tạo chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu của thực tiễn công việc, cũng như đòi hỏi của thị trường lao động.
Tại Hội thảo, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc chỉ rõ: sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Trung Quốc trong 30 năm qua có phần đóng góp không nhỏ của nguồn lực con người dựa trên lao động giá rẻ và chi phí vốn thấp. Điều này có cơ sở, dù chưa phải là toàn bộ. Tuy nhiên, thị trường lao động Trung Quốc đang ở trong một giai đoạn chuyển đổi mà sự thích ứng với những chuyển đổi này sẽ tác động không nhỏ đến việc quốc gia này có thể trở thành cường quốc chế tạo hay không. Bên cạnh đó, chi phí lao động đã tăng mạnh tại Trung Quốc từ năm 2010 nên có thể kỷ nguyên tăng trưởng dựa vào lượng lao động chi phí thấp sẽ chấm dứt. Trung Quốc sẽ phải nhanh chóng tìm cách chuyển đổi và thích nghi với việc tăng trưởng dựa vào lao động có trình độ cao hơn nhằm đáp ứng mục tiêu dựa vào sáng tạo để tạo ra tăng trưởng dài hạn.
TS. E-líc Ke-ly, chuyên gia đến từ Ai-len cũng chia sẻ về kinh nghiệm của quốc gia này khi thị trường lao động thay đổi trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Ông E. Ke-ly phân tích trường hợp của Ai-len và đưa ra gợi ý rằng, tăng trưởng kinh tế cao đã không dẫn tới tăng bất bình đẳng, ít nhất là trong giai đoạn này.
Sự ra đời của một số chính sách vĩ mô để thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam những năm qua bước đầu đã có hiệu quả, thể hiện ở những thay đổi tích cực trong tỷ lệ lao động qua đào tạo và sự gia tăng số lượng lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại và Việt Nam đang rất cần các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết triệt để vấn đề này./.
Triển lãm ảnh về 5 năm khu tưởng niệm Hùng Vương  (01/04/2014)
Tăng trưởng GDP quý I-2014 ước đạt 4,96%, cao hơn cùng kỳ hai năm trước  (01/04/2014)
Triển khai toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội  (01/04/2014)
Đẩy nhanh liên kết ASEAN thông qua tăng cường liên kết về mặt pháp lý  (01/04/2014)
Hai bộ trưởng trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (01/04/2014)
"Quân đội phải dựa vào dân để giữ vững biên cương Tổ quốc"  (01/04/2014)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên