Phúc lợi động vật với phát triển bền vững ở Việt Nam
TCCSĐT - Sáng 19-3-2014, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hiệp hội Bảo vệ động vật thế giới (WSPA) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò của phúc lợi động vật với phát triển bền vững ở Việt Nam”. Thay mặt Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó trưởng ban đã chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có bà Ga-bri-en So (Gabrielle Shaw), Giám đốc Quan hệ quốc tế, Đào tạo và Nghiên cứu của Hiệp hội Bảo vệ động vật thế giới (WSPA), bà Hà Cẩm Tâm - Giám đốc Chương trình WSPA tại Việt Nam cùng đại điện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương, khóa XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, qua đó tăng cường tuyên truyền ở cấp chính sách, nâng cao nhận thức về giá trị của động vật và mối quan hệ của phúc lợi động vật với phát triển bền vững.
Hội thảo đã nghe 4 tham luận được lựa chọn: Các hoạt động của Hiệp hội Bảo vệ động vật thế giới (WSPA) trên toàn cầu và tại Việt Nam; Phúc lợi động vật với các mục tiêu phát triển bền vững; Thực trạng chăn nuôi ở Việt Nam; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Phúc lợi động vật được hiểu là trạng thái tốt về thể chất và tinh thần của con vật, thể hiện con vật có sức khỏe tốt, lanh lợi, có khả năng thích ứng tốt với môi trường sống và được thoải mái thể hiện các tập tính đặc trưng của loài. Động vật, con người và môi trường tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bảo đảm phúc lợi động vật cũng chính là chăm lo cho môi trường sống, cho tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và xã hội loài người. Phúc lợi động vật là chìa khóa hữu hiệu để thực hiện mục tiêu an ninh lương thực thông qua biện pháp chăn nuôi bền vững, nhân văn; giúp con người ứng phó và phục hồi sau thiên tai tốt hơn; bảo đảm an toàn thực phẩm, giúp giảm lây truyền các bệnh từ động vật sang con người, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Xuất phát từ thực tế đó, Hiệp hội Bảo vệ động vật thế giới (WSPA) đã ra đời với tư cách là một tổ chức phúc lợi động vật phi lợi nhuận quốc tế, hoạt động tại hơn 150 quốc gia với hơn 900 hội thành viên. Phát biểu tham luận tại Hội thảo, bà Ga-bri-en So (Gabrielle Shaw), Giám đốc Quan hệ quốc tế, Đào tạo và Nghiên cứu của Hiệp hội Bảo vệ động vật thế giới (WSPA) cho rằng những thách thức nan giải hiện nay trên toàn cầu như an ninh lương thực, bệnh tật, biến đổi khí hậu…chỉ có thể được giải quyết khi sự đối xử nhân đạo của con người với động vật ở những cấp độ phù hợp trở thành một phần tất yếu của giải pháp cho những vấn đề trên. Bà cũng khẳng định WSPA cam kết tiếp tục thực hiện những chương trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam và kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc gia lồng ghép nội dung phúc lợi động vào các mục tiêu phát triển bền vững.
Nhằm đáp ứng những tiêu chí về phúc lợi động vật và phát triển bền vững, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đề xuất tại hội thảo một số nội dung như: tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung về phúc lợi động vật; xây dựng cơ chế, chính sách để những sản phẩm chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học, đáp ứng các tiêu chí phúc lợi động vật được bán với giá cao, tạo động lực cho người chăn nuôi; áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ, cập nhật và bổ sung những văn bản quản lý, hệ thống pháp chế liên quan đến ngành chăn nuôi…
Bên cạnh đó, đại diện của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng khẳng định việc bảo tồn động vật hoang dã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu. Con người phải hành động cấp thiết để ngăn chặn các hoạt động khai thác, buôn bán, tiêu thụ trái phép các loài và sản phẩm động vật hoang dã, bảo vệ chúng trước nguy cơ bị tuyệt chủng; khuyến khích các hoạt động gây nuôi, bảo tồn các loài động vật hoang dã, thực thi hiệu quả luật pháp quốc tế về lĩnh vực này.
Vấn đề giáo dục ý thức của con người và sự kết nối giữa trường học và xã hội, gia đình trong việc nâng cao sự hiểu biết và những ứng xử nhân văn đối với môi trường sống; luật hóa các quy định và đưa pháp luật về phúc lợi động vật vào cuộc sống; vấn đề hiệu quả hoạt động của phúc lợi động vật tại Việt Nam cũng được các đại biểu tập trung trao đổi tại hội thảo.
Bằng cách nâng cao nhận thức của những người hoạch định chính sách, thực thi chính sách và của toàn xã hội về vai trò của phúc lợi động vật trong phát triển bền vững, Hội thảo đã góp phần giúp các cấp quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức liên quan tăng cường kết hợp việc thực hiện phúc lợi động vật trong các kế hoạch và đề xuất cho mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh điện đàm vụ máy bay mất tích  (19/03/2014)
Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nhật Bản  (19/03/2014)
Quốc hội Việt Nam - Lào - Campuchia tăng giám sát ngân sách  (19/03/2014)
Quan hệ Việt Nam và Argentina đang trên đà phát triển  (19/03/2014)
Ông Nghè xưa và nay  (19/03/2014)
ASEAN thúc đẩy cải thiện điều kiện sống ở nông thôn  (19/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên