Văn phòng Chủ tịch nước công bố hai pháp lệnh
Sáng 17-3, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Cảnh sát cơ động và Pháp lệnh trình tự thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân.
Cảnh sát cơ động - Lực lượng nòng cốt trong công tác vũ trang bảo vệ an ninh, an toàn xã hội
Pháp lệnh Cảnh sát cơ động được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước khóa XIII thông qua ngày 23-12-2013, gồm năm chương, 24 điều, có hiệu lực thi hành từ 1-7-2014.
Pháp lệnh quy định về vị trí, chức năng; nguyên tắc hoạt động, xây dựng lực lượng của cảnh sát cơ động; nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức của cảnh sát cơ động; trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định về điều động cảnh sát cơ động và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của cảnh sát cơ động...
Trên cơ sở xác định vị trí, chức năng cảnh sát cơ động thuộc Công an Nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo Pháp lệnh, cảnh sát cơ động có trách nhiệm tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí...
Về tổ chức, cảnh sát cơ động gồm bốn lực lượng là lực lượng đặc nhiệm; lực lượng tác chiến đặc biệt; lực lượng bảo vệ mục tiêu; lực lượng huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, được tổ chức theo mô hình Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cảnh sát cơ động Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài chế độ chính sách chung đối với Công an nhân dân, cảnh sát cơ động còn được hưởng chính sách ưu đãi đặc thù theo tính chất, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động. Cảnh sát cơ động công tác ổn định lâu dài ở địa bàn đóng quân độc lập được bố trí nhà ở công vụ.
Bảo đảm công khai, minh bạch trong xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính
Với năm chương, 42 điều, Pháp lệnh trình tự thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20-1-2014 và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Những trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã lập hồ sơ để xem xét hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại nếu đến ngày Pháp lệnh có hiệu lực mà chưa giải quyết sẽ áp dụng quy định của Pháp lệnh này.
Pháp lệnh đã thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính đã được xác định trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng; bảo đảm trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chặt chẽ, nhanh gọn, khả thi; đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Pháp lệnh quy định Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là Tòa án cấp huyện nơi cơ quan đề nghị có trụ sở; Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của tòa án cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là 15 ngày, kể từ ngày tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.../.
"Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi khủng bố trên toàn cầu"  (17/03/2014)
"Việt Nam sẵn sàng đóng góp tìm kiếm máy bay mất tích"  (17/03/2014)
Việt Nam đặt mục tiêu nhất toàn đoàn thi tay nghề ASEAN  (17/03/2014)
Khởi công nhà tưởng niệm Bác Hồ tại khu di tích K9  (17/03/2014)
Xúc tiến mở các tuyến hàng không đến thành phố Cần Thơ  (17/03/2014)
Nhật hoàng Akihito tiếp thân mật Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  (17/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên