Hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II năm 2013
22:14, ngày 18-12-2013
Ngày 18-12-2013, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II năm 2013 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Tham dự Hội nghị có 225 đại biểu, đại diện cho các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc cùng 58 đại biểu là đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện mô hình phòng chống bạo lực gia đình từ mọi miền đất nước. Đây là những tấm gương tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong cả nước. Nhiều năm qua, với những tâm huyết, nỗ lực, họ đã không chỉ xây dựng cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc mà còn có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
Tính đến năm 2006, cả nước có 13/18 triệu hộ đạt chuẩn văn hóa, đến năm 2012, cả nước đã có hơn 16/21 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa (76%). Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng phát triển cả về chiều rộng và bề sâu, thu hút trên 90% gia đình sinh sống ở nông thôn, hoặc gia đình cư trú trên địa bàn dân cư tham gia. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động gia đình tham gia xây dựng gia đình văn hóa; tổ chức tốt việc bình bầu gia đình văn hóa công khai, dân chủ từ khu dân cư; công bố quyết định công nhận và công nhận lại gia đình văn hóa hàng năm, nên chất lượng gia đình văn hóa ở đa số các địa phương đã được nâng lên. Tính đến hết năm 2012, cả nước đã có trên 1,2 triệu "người tốt, việc tốt" được suy tôn ở các cấp.
Trong đó, ở cấp tỉnh có trên 249.000 người, cấp huyện trên 239.000 người và cấp xã là trên 712.000 người. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã được duy trì và triển khai thực hiện có hiệu quả theo xu hướng tăng dần tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng danh hiệu một cách bền vững, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, ổn định, tạo đà cho sự gia tăng phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Phong trào đã có tác động sâu sắc đến từng gia đình Việt Nam, danh hiệu các gia đình văn hóa được xây dựng phù hợp với từng vùng miền, từng dân tộc, từng tôn giáo góp phần quan trọng vào việc xây dựng gia đình Việt Nam theo đường lối văn hóa của Đảng, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục và tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định an ninh trật tự,...
Tuy nhiên, phong trào vẫn còn một số hạn chế, bất cập như trong quá trình triển khai, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong việc cụ thể hóa các tiêu chí của danh hiệu, còn xem nhẹ chưa coi trọng quy trình thủ tục bình xét công nhận gia đình văn hóa. Nhiều tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào các gia đình, không chỉ ở khu vực thành thị mà còn cả vùng nông thôn. Nhiều giá trị văn hóa đang bị đảo lộn, nếp sống gia đình truyền thống đang có nguy cơ mai một trong khi giá trị văn hóa mới của gia đình hiện đại chưa đủ mạnh nên người già neo đơn chưa được chăm sóc chu đáo, tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ vẫn còn, tình trạng bạo lực gia đình vẫn tồn tại...
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết: Trong giai đoạn từ nay đến 2015, định hướng đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đưa phong trào xây dựng gia đình văn hóa vào chiều sâu, chất lượng, làm cho các tiêu chí công nhận gia đình văn hóa được các gia đình tự giác thực hiện, trở thành nếp sống hàng ngày của mỗi thành viên trong gia đình. Nâng cao chất lượng các mối quan hệ trong gia đình, tạo môi trường văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, nền tảng của xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 có 80% và đến năm 2020 có 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa
Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai và nhân rộng thời gian qua là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm đưa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào cuộc sống. Đến nay, trên phạm vi toàn quốc đã có 3.584 mô hình. Đây là một nỗ lực lớn của các cấp chính quyền và cộng đồng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Năm 2013 cả nước có 13.601 câu lạc bộ phát triển bền vững và 13.206 nhóm phòng chống bạo lực gia đình đang duy trì hoạt động hiệu quả.
Với 30 tập thể và 28 cá nhân được lựa chọn trong lễ tôn vinh hôm nay là những nhân tố có đóng góp tích cực tại cơ sở trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng các câu lạc bộ phát triển bền vững, nhóm phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức nhiều hình thức sáng tạo, có sức hấp dẫn như dàn dựng tiểu phẩm về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức thi tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình, sáng tác thơ ca xung quanh đề tài xây dựng gia đình hạnh phúc... Hoạt động của các nhóm phòng chống bạo lực gia đình đã góp phần quan trọng ngăn chặn bạo lực gia đình và xây dựng môi trường gia đình không có bạo lực trong thời gian qua. Tính đến hết năm 2008, cả nước có 320 nhóm phòng chống bạo lực gia đình thì tới năm 2012 đã có 11.534 nhóm. Đi đầu là T.p Hồ Chí Minh với 1.313 nhóm, Nghệ An với 920 nhóm, Đồng Nai với 913 nhóm...
Cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có buổi gặp mặt 63 đại biểu gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc từ 63 tỉnh, thành phố nhân dịp hội nghị này. Trước đó, trong khuôn khổ chương trình tuyên dương, các đại biểu đã có dịp vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Khu di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.../.
Tính đến năm 2006, cả nước có 13/18 triệu hộ đạt chuẩn văn hóa, đến năm 2012, cả nước đã có hơn 16/21 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa (76%). Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng phát triển cả về chiều rộng và bề sâu, thu hút trên 90% gia đình sinh sống ở nông thôn, hoặc gia đình cư trú trên địa bàn dân cư tham gia. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động gia đình tham gia xây dựng gia đình văn hóa; tổ chức tốt việc bình bầu gia đình văn hóa công khai, dân chủ từ khu dân cư; công bố quyết định công nhận và công nhận lại gia đình văn hóa hàng năm, nên chất lượng gia đình văn hóa ở đa số các địa phương đã được nâng lên. Tính đến hết năm 2012, cả nước đã có trên 1,2 triệu "người tốt, việc tốt" được suy tôn ở các cấp.
Trong đó, ở cấp tỉnh có trên 249.000 người, cấp huyện trên 239.000 người và cấp xã là trên 712.000 người. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã được duy trì và triển khai thực hiện có hiệu quả theo xu hướng tăng dần tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng danh hiệu một cách bền vững, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, ổn định, tạo đà cho sự gia tăng phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Phong trào đã có tác động sâu sắc đến từng gia đình Việt Nam, danh hiệu các gia đình văn hóa được xây dựng phù hợp với từng vùng miền, từng dân tộc, từng tôn giáo góp phần quan trọng vào việc xây dựng gia đình Việt Nam theo đường lối văn hóa của Đảng, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục và tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định an ninh trật tự,...
Tuy nhiên, phong trào vẫn còn một số hạn chế, bất cập như trong quá trình triển khai, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong việc cụ thể hóa các tiêu chí của danh hiệu, còn xem nhẹ chưa coi trọng quy trình thủ tục bình xét công nhận gia đình văn hóa. Nhiều tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào các gia đình, không chỉ ở khu vực thành thị mà còn cả vùng nông thôn. Nhiều giá trị văn hóa đang bị đảo lộn, nếp sống gia đình truyền thống đang có nguy cơ mai một trong khi giá trị văn hóa mới của gia đình hiện đại chưa đủ mạnh nên người già neo đơn chưa được chăm sóc chu đáo, tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ vẫn còn, tình trạng bạo lực gia đình vẫn tồn tại...
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết: Trong giai đoạn từ nay đến 2015, định hướng đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đưa phong trào xây dựng gia đình văn hóa vào chiều sâu, chất lượng, làm cho các tiêu chí công nhận gia đình văn hóa được các gia đình tự giác thực hiện, trở thành nếp sống hàng ngày của mỗi thành viên trong gia đình. Nâng cao chất lượng các mối quan hệ trong gia đình, tạo môi trường văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, nền tảng của xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 có 80% và đến năm 2020 có 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa
Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai và nhân rộng thời gian qua là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm đưa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào cuộc sống. Đến nay, trên phạm vi toàn quốc đã có 3.584 mô hình. Đây là một nỗ lực lớn của các cấp chính quyền và cộng đồng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Năm 2013 cả nước có 13.601 câu lạc bộ phát triển bền vững và 13.206 nhóm phòng chống bạo lực gia đình đang duy trì hoạt động hiệu quả.
Với 30 tập thể và 28 cá nhân được lựa chọn trong lễ tôn vinh hôm nay là những nhân tố có đóng góp tích cực tại cơ sở trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng các câu lạc bộ phát triển bền vững, nhóm phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức nhiều hình thức sáng tạo, có sức hấp dẫn như dàn dựng tiểu phẩm về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức thi tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình, sáng tác thơ ca xung quanh đề tài xây dựng gia đình hạnh phúc... Hoạt động của các nhóm phòng chống bạo lực gia đình đã góp phần quan trọng ngăn chặn bạo lực gia đình và xây dựng môi trường gia đình không có bạo lực trong thời gian qua. Tính đến hết năm 2008, cả nước có 320 nhóm phòng chống bạo lực gia đình thì tới năm 2012 đã có 11.534 nhóm. Đi đầu là T.p Hồ Chí Minh với 1.313 nhóm, Nghệ An với 920 nhóm, Đồng Nai với 913 nhóm...
Cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có buổi gặp mặt 63 đại biểu gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc từ 63 tỉnh, thành phố nhân dịp hội nghị này. Trước đó, trong khuôn khổ chương trình tuyên dương, các đại biểu đã có dịp vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Khu di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.../.
Tàu Hải quân Hoàng gia Anh thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng  (18/12/2013)
Không thể đồng thời “ngồi trên hai chiếc ghế”  (18/12/2013)
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân  (18/12/2013)
Giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống  (18/12/2013)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Lễ Giáng sinh năm 2013  (18/12/2013)
Việt Nam - Lào - Campuchia thúc đẩy công tác mặt trận  (18/12/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên