Kỳ họp thứ 36 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào
23:30, ngày 17-12-2013
Sáng 17-12-2013, tại Thủ đô Vientiane (Lào). Kỳ họp lần thứ 36 của Ủy ban liên Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2014 đã được tổ chức.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam - Lào và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào - Việt Nam, đồng chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp, lãnh đạo Chính phủ hai nước và Phân ban Hợp tác hai nước đã kiểm điểm lại một năm kết quả hợp tác toàn diện giữa hai nước, đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Đảng và nhân dân hai nước ngày càng đi vào thực chất hơn.
Phát biểu tại Kỳ họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế- xã hội của hai nước và bày tỏ hài lòng quan hệ hai nước phát triển ngày càng tốt đẹp.
Hai Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, đồng thời biểu dương nỗ lực của hai Phân ban trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hai nước triển khai các thoả thuận đã ghi trong Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ năm 2012.
Theo đó, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện trong năm 2013 tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, hiệu quả thiết thực. Từ đầu năm đến nay, hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao viếng thăm lẫn nhau, trong đó có đoàn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Lào dự Hội nghị cấp cao CLMV 6, ACMECS 5 và chủ trì hội nghị cấp cao CLV 7 và thăm Lào; đoàn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone sang Việt Nam dự lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu, Thủ tướng Lào Thoongsinh Thammavong… là những biểu hiện sinh động, làm sâu sắc mối quan hệ giữa hai nước.
Về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, năm 2013 tiếp tục được ưu tiên với việc dành nhiều học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam theo các chương trình đại học, sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn. Đến thời điểm này, có 6.493 cán bộ, học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam và có 428 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào.
Về hợp tác kinh tế, tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 412 dự án với tổng số vốn đầu tư 5,012 tỷ USD, trong đó vốn đóng góp của phía Lào là 189 triệu USD, thuộc nhóm dẫn đầu trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.
Các hợp tác về giao thông vận tải đã có nhiều nỗ lực của ngành giao thông hai nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá. Đồng thời, hai bên đã hoàn thành nhiều dự án xây dựng các tuyến đường quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Lào và thắt chặt thêm quan hệ hai nước.
Trong các lĩnh vực hợp tác khác như khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, thông tin truyền thông, lao động, văn hóa, du lịch… đều được hai bên quan tâm chú trọng.
Hai bên nhất trí cho rằng, cần tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các Thỏa thuận và Tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống hợp tác và quan hệ đặc biệt giữa hai nước, nhất là các thế hệ trẻ; hai bên tiếp tục trao đổi đoàn dưới nhiều hình thức theo hướng thiết thực, hiệu quả.
Hai bên nhất trí giao các cơ quan chức năng hai nước phối hợp triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020”; phối hợp với các địa phương nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý sinh viên Lào học tập tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên tăng cường hiệu quả quản lý, chủ động và phối hợp kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào để có các biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy cho các hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Lào được thuận lợi, hiệu quả. Đồng thời cũng kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không chấp hành đúng cam kết trong quá trình đầu tư tại Lào.
Kết thúc Kỳ họp lần thứ 36, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam - Lào và Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phan ban Hợp tác Lào - Việt Nam thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Hiệp định về Hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2014 và Biên bản Kỳ họp lần thứ 36 Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Cũng tại Kỳ họp, Phó Thủ tướng hai nước đã chứng kiến lễ ký Thoả thuận về việc Ngân hàng BIDV tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên Lào, trị giá 5 tỷ VND./.
Tại Kỳ họp, lãnh đạo Chính phủ hai nước và Phân ban Hợp tác hai nước đã kiểm điểm lại một năm kết quả hợp tác toàn diện giữa hai nước, đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Đảng và nhân dân hai nước ngày càng đi vào thực chất hơn.
Phát biểu tại Kỳ họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế- xã hội của hai nước và bày tỏ hài lòng quan hệ hai nước phát triển ngày càng tốt đẹp.
Hai Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, đồng thời biểu dương nỗ lực của hai Phân ban trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hai nước triển khai các thoả thuận đã ghi trong Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ năm 2012.
Theo đó, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện trong năm 2013 tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, hiệu quả thiết thực. Từ đầu năm đến nay, hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao viếng thăm lẫn nhau, trong đó có đoàn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Lào dự Hội nghị cấp cao CLMV 6, ACMECS 5 và chủ trì hội nghị cấp cao CLV 7 và thăm Lào; đoàn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone sang Việt Nam dự lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu, Thủ tướng Lào Thoongsinh Thammavong… là những biểu hiện sinh động, làm sâu sắc mối quan hệ giữa hai nước.
Về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, năm 2013 tiếp tục được ưu tiên với việc dành nhiều học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam theo các chương trình đại học, sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn. Đến thời điểm này, có 6.493 cán bộ, học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam và có 428 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào.
Về hợp tác kinh tế, tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 412 dự án với tổng số vốn đầu tư 5,012 tỷ USD, trong đó vốn đóng góp của phía Lào là 189 triệu USD, thuộc nhóm dẫn đầu trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.
Các hợp tác về giao thông vận tải đã có nhiều nỗ lực của ngành giao thông hai nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá. Đồng thời, hai bên đã hoàn thành nhiều dự án xây dựng các tuyến đường quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Lào và thắt chặt thêm quan hệ hai nước.
Trong các lĩnh vực hợp tác khác như khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, thông tin truyền thông, lao động, văn hóa, du lịch… đều được hai bên quan tâm chú trọng.
Hai bên nhất trí cho rằng, cần tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các Thỏa thuận và Tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống hợp tác và quan hệ đặc biệt giữa hai nước, nhất là các thế hệ trẻ; hai bên tiếp tục trao đổi đoàn dưới nhiều hình thức theo hướng thiết thực, hiệu quả.
Hai bên nhất trí giao các cơ quan chức năng hai nước phối hợp triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020”; phối hợp với các địa phương nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý sinh viên Lào học tập tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên tăng cường hiệu quả quản lý, chủ động và phối hợp kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào để có các biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy cho các hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Lào được thuận lợi, hiệu quả. Đồng thời cũng kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không chấp hành đúng cam kết trong quá trình đầu tư tại Lào.
Kết thúc Kỳ họp lần thứ 36, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam - Lào và Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phan ban Hợp tác Lào - Việt Nam thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Hiệp định về Hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2014 và Biên bản Kỳ họp lần thứ 36 Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Cũng tại Kỳ họp, Phó Thủ tướng hai nước đã chứng kiến lễ ký Thoả thuận về việc Ngân hàng BIDV tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên Lào, trị giá 5 tỷ VND./.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (17/12/2013)
“Xây dựng ngành Than Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế gương mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (17/12/2013)
“Xây dựng ngành Than Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế gương mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (17/12/2013)
50 ngân hàng lớn nhất châu Âu cần 110 tỷ euro nguồn vốn  (17/12/2013)
Điện mừng Quốc khánh Nhà nước Ca-ta  (17/12/2013)
Điện mừng Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Áo  (17/12/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên