Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh
23:30, ngày 17-12-2013
TCCSĐT - Hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng liên tục, trải qua nhiều cương vị khác nhau của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng quân, dân cả nước và nhiều bài học kinh nghiệm quý về quá trình xây dựng lực lượng vũ trang, trong đó có việc xây dựng, bồi đắp nền móng chính trị vững chắc của quân đội nhân dân theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là “một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một đồng chí lãnh đạo xuất sắc của Đảng, một vị tướng tài ba của quân đội, người đã có những cống hiến quan trọng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam” (1). Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã quán triệt sâu sắc và thực hiện sáng tạo tư tưởng của Người là quân sự phục tùng chính trị, chính trị là gốc; xây dựng lực lượng vũ trang phải trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị quần chúng; trong xây dựng quân đội, phải lấy xây dựng chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu; quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng. Những cống hiến của Đại tướng trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị được thể hiện ở những điểm chính:
1. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã tập trung tất cả trí tuệ, sức lực vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng cơ chế lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao vị trí, hiệu lực của công tác Đảng, công tác chính trị. Đồng chí khẳng định: “Quân đội ta là quân đội của Đảng. Đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội. Chúng ta cần kiên quyết đấu tranh chống lại tất cả những khuynh hướng cho rằng quân đội là phi đảng, phi chính trị, phi giai cấp và đòi làm giảm nhẹ sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội” (2). Đó là điểm tâm huyết lớn nhất của đồng chí Nguyễn Chí Thanh và cũng chính là cống hiến to lớn mang ý nghĩa lâu dài đối với việc xây dựng nền tảng chính trị của quân đội.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã đúc kết, nêu lên một luận điểm quan trọng. Đó là công tác chính trị là linh hồn, là mạch sống của quân đội ta. Đây là sự khái quát cô đọng, súc tích, phản ánh rõ nhất và đầy đủ nhất địa vị, vai trò, tính chất, nội dung cũng như mục đích của công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội. Thực chất công tác chính trị là công tác Đảng, công tác vận động quần chúng của Đảng trong quân đội. Tính chất của nó phải là lãnh đạo, chiến đấu và quần chúng. Xa rời hoặc không quán triệt ba tính chất đó, công tác chính trị sẽ thiếu tính Đảng, thiếu sức mạnh, sa vào tình trạng lệch lạc, chung chung, mơ hồ, hành chính, kỹ thuật đơn thuần… Đồng chí khẳng định: “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội. Đảng tổ chức ra quân đội là để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Vì vậy, quân đội phải luôn nhằm vào mục tiêu chính trị của Đảng để phấn đấu thực hiện. Ngoài mục tiêu đó ra, quân đội không còn mục tiêu chính trị nào khác” (3).
Muốn làm được những điều đó, trong chỉ đạo thực tiễn, đồng chí đã đề ra 7 nguyên tắc cơ bản về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội: Một là, Đảng phải nắm chắc quân đội thì mới có quân đội cách mạng và Đảng mới nắm được chính quyền. Đảng không thể nhường quyền lãnh đạo quân đội cho một ai; Hai là, quân đội phải là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phải xử lý tốt các mối quan hệ với Đảng, với dân, với đồng đội, với kẻ thù; Ba là, về công tác tư tưởng, không ngừng tăng cường giáo dục, rèn luyện. Chính trị có thể thỏa hiệp nhưng tư tưởng thì không được phép; Bốn là, về công tác tổ chức, phải nắm vững đường lối tổ chức. Đường lối tổ chức phải phục tùng đường lối chính trị; Năm là, công tác chính trị là linh hồn của quân đội. Toàn bộ hoạt động của công tác chính trị là để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện công tác vận động quần chúng của Đảng trong quân đội; Sáu là, đi đúng đường lối quần chúng, từ quần chúng mà ra, trở về với quần chúng; Bảy là, công tác chính trị phải đi sâu vào cuộc sống chiến đấu và xây dựng của quân đội, có thế mới phát huy được sức mạnh, càng lúc khó khăn gian khổ người ta mới cần công tác chính trị. Công tác chính trị không thể chung chung, xa rời thực tiễn, xa rời quần chúng. Có thể thấy, những nguyên tắc mà đồng chí Nguyễn Chí Thanh nêu trên đã phản ánh một tư tưởng chiến lược và tính biện chứng cao, có ý nghĩa lâu dài và bất biến đối với quân đội cách mạng.
Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội là vấn đề tập trung dân chủ. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cho rằng: Đảng ta lấy chế độ tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức. Quân đội cách mạng của chúng ta cũng làm theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Dân chủ mà không tập trung thì về thực tiễn không giải quyết được vấn đề gì hết; tập trung mà không dân chủ thì tập trung thiếu nội dung cần thiết, do đó dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nguyên tắc dân chủ tập trung, coi dân chủ là mục đích, tập trung là điều kiện, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã vận dụng sáng tạo tư tưởng đó vào thực tiễn với quan điểm trong quân đội, chúng ta cần chú ý giữ vững nguyên tắc tập thể lãnh đạo và thủ trưởng phụ trách.
Không chỉ là nhà lý luận sắc sảo, đồng chí Nguyễn Chí Thanh còn là tấm gương sáng về thực hành tác phong dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đồng chí là người “nổ phát súng đầu tiên” chống lại chủ nghĩa cá nhân trong quân đội. Với niềm tin tuyệt đối vào sự tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đồng chí khẳng định, tư tưởng vô sản, tư tưởng xã hội chủ nghĩa được xây dựng lên càng cao bao nhiêu, cái mồ chôn “con ma chủ nghĩa cá nhân” càng sâu bấy nhiêu. Hãy để cho nó “yên giấc ngàn thu”.
Về vấn đề đoàn kết, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn giáo dục và quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, quân đội ta là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quan hệ giữa quân đội với nhân dân là quan hệ “cá -nước”. Gắn bó máu thịt với nhân dân đó là nguồn sống, là sức mạnh vĩ đại để quân đội ta trưởng thành, chiến thắng. Vì vậy, đoàn kết là vấn đề hàng đầu trong công tác chính trị của quân đội ta. Bên cạnh nguyên tắc cơ bản là “đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế”, nguyên tắc “làm tan rã địch” cũng được đồng chí Nguyễn Chí Thanh đặc biệt chú ý. Đồng chí khẳng định, chúng ta không chỉ đánh giặc bằng quân sự mà còn đánh giặc cả về chính trị, tức là tiến hành giác ngộ giai cấp cho quần chúng, binh sĩ bị áp bức ở chính quốc, tranh thủ, kéo họ về phía chính nghĩa. Làm như vậy không những vì thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn góp phần vào phong trào cách mạng thế giới.
Trên cương vị Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đồng chí đã góp phần định hướng quân đội ta đi đúng đường lối của Đảng cả về tư tưởng và tổ chức, đấu tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện muốn hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí, chính trị và kỹ thuật trong xây dựng cũng như tác chiến, giúp cho quân đội ta ngày càng trưởng thành, lớn mạnh lập nên những chiến thắng oanh liệt. Với những cống hiến xuất sắc đó, năm 1959, đồng chí Nguyễn Chí Thanh vinh dự được phong quân hàm Đại tướng khi ở tuổi 45. Đồng chí là trường hợp thứ hai và duy nhất sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phong thẳng quân hàm Đại tướng. Đó không chỉ là sự ghi nhận những cống hiến lớn lao của cá nhân Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà còn là niềm tự hào của quân đội và nhân dân ta.
2. Lãnh đạo tư tưởng - Vấn đề trung tâm của công tác Đảng
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định: không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Một khi quần chúng được giác ngộ về quyền lợi, nhiệm vụ, tự giác đứng lên để tự giải phóng mình thì sẽ thành một sức mạnh vô địch. Vũ khí là nhân tố quan trọng của chiến tranh, nhưng không phải là nhân tố quyết định. Nhân tố quyết định là sức người, lòng người. V. I. Lê-nin nói: Quyết định thắng bại trong chiến tranh do trạng thái tinh thần của người cầm vũ khí trên chiến trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, người trước súng sau; “không sợ thiếu vũ khí, chỉ sợ khi thời cơ đến lại thiếu người cầm vũ khí” (4). Nắm vững những luận điểm cơ bản đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cho rằng: công tác tư tưởng là trọng tâm hàng đầu của công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân đội. Tính tiên phong, mang ý nghĩa quyết định của công tác tư tưởng trong quá trình xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội đã được khẳng định sâu sắc trong thực tiễn.
Chúng ta biết rằng, quân đội ta chiến thắng quân đội thực dân Pháp không phải ta hơn đối phương về trang bị vũ khí. Trái lại, về mặt này, đối phương hơn hẳn ta. Nhưng ta đã thắng vì căn bản ta chiếm ưu thế tuyệt đối về chính trị và tư tưởng. Nhân tố quyết định tạo nên thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được đồng chí Nguyễn Chí Thanh phân tích, tổng kết trong bài Yếu tố tinh thần của quân đội và nhân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng chí nhấn mạnh, trong hoàn cảnh cách mạng lúc đó, tinh thần của quân và dân ta so với trước cao hơn nhiều, và đó là một điều địch không lường tới, là một yếu tố quyết định thắng lợi trên chiến trường. Rõ ràng, thắng lợi của chiến tranh quyết định trước hết không phải ở trang bị vũ khí, mà ở phẩm chất chính trị của con người. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ, các tổ chức Đảng trong quân đội, trong dân công, các tổ chức Đảng ở hậu phương đã nắm chắc và phát huy cao độ yếu tố tinh thần trong suốt chiến dịch, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương. Và trên cơ sở làm tốt công tác tư tưởng chính trị mà các mặt hoạt động trong quân đội như học tập chiến thuật, kỹ thuật, tác chiến, chuyên môn, sản xuất, dân vận… mới đạt được thành tích lớn lao, làm cho quân đội ta dần dần chuyển từ yếu thành mạnh, từ không chính quy hóa ra chính quy, lập nên những chiến công hiển hách.
Kinh nghiệm thắng lợi của công tác Đảng, công tác chính trị trong kháng chiến chống thực dân Pháp được đồng chí Nguyễn Chí Thanh tiếp tục vận dụng và phát triển trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Là Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Quân giải phóng miền Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã có công lớn trong việc xây dựng, củng cố quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ của quân và dân ta. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng chỗ mạnh và chỗ yếu chí cốt của quân Mỹ, Đại tướng khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Đại tướng cho rằng, bọn Mỹ nhiều tiền lắm của. Nhưng nếu Mỹ là triệu phú tức là có bạc triệu đô la, thì nhân dân ta là triệu phú về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Mỹ thua chúng ta ở chỗ đó, tức thua cái gan của dân tộc chúng ta. Nói như vậy, không có nghĩa là ta tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần trong đấu tranh cách mạng, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh bại bởi lực lượng vật chất, tuy nhiên tư tưởng luôn luôn tác động trở lại vật chất, huy động và phát huy sức mạnh của vật chất lên mức cao nhất. Sự phân tích biện chứng và khoa học của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về sự chuyển hóa thế và lực trên chiến trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ củng cố lòng tin, nâng cao quyết tâm và tiếp thêm sức mạnh chiến đấu của quân và dân ta mà còn xua tan những ý nghĩ ngại Mỹ, gờm Mỹ trong một số cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chính trị trong quân sự thể hiện ở lúc đánh giặc. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nêu quyết tâm đánh Mỹ “cứ đánh rồi sẽ biết cách đánh”. Khi quân Mỹ mới vào miền Nam, Đại tướng đề xuất là phải giữ vững và phát triển chiến lược tiến công của chiến tranh nhân dân, kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ ngay từ trận đầu. Đại tướng đề xuất, ta không bị động đánh theo cách đánh của Mỹ, mà phải buộc Mỹ đánh theo cách đánh của ta, làm cho chúng “chéo giò” như “ăn cháo bằng dĩa”. Từ chiến thắng Bầu Bàng, Vạn Tường, I-a-đrăng… quân và dân ta đã tìm ra cách đánh Mỹ, phổ biến tư tưởng đánh gần, bám sát địch, với khẩu hiệu: “nắm thắt lưng địch mà đánh”, lập “vành đai diệt Mỹ”, “một tấc không đi, một ly không rời”. Những khẩu hiệu đó vừa thể hiện tư duy chiến thuật quân sự đặc sắc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vừa khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là không sợ Mỹ, dám đánh Mỹ, quyết đánh và quyết thắng Mỹ.
Với sự nhạy cảm về chính trị và tư duy quân sự sắc sảo, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã kịp thời xác định chính xác sự thay đổi chiến lược của đế quốc Mỹ, chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, đồng thời cũng là cống hiến xuất sắc của Đại tướng về chỉ đạo chiến lược đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhờ xác định đúng sự thay đổi chiến lược của đối phương, ta đã chủ động điều chỉnh phương châm chỉ đạo chiến lược trong tác chiến, phát động được phong trào chiến tranh nhân dân mạnh mẽ, đánh địch cả hai chân, ba mũi, cùng bộ đội chủ lực giáng những đòn chí tử vào quân đội viễn chinh Mỹ ngay từ khi chúng đổ quân vào chiến trường miền Nam.
3. Về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị
Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định” (5), đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã cùng tập thể Tổng Quân ủy tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội, trước hết là chất lượng cán bộ chính trị. Đồng chí khẳng định, lãnh đạo chính trị là một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến sự thành bại của cách mạng, là vấn đề gốc của mọi vấn đề trong hoạt động quân sự. Đồng chí đặt lên hàng đầu công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng, chăm lo, giáo dục cán bộ, chiến sĩ để họ thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyện suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh là Giám đốc đầu tiên của trường Chính trị trung, cao cấp của quân đội (nay là Học viện Chính trị). Trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị nhằm xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, nhưng khó khăn lớn nhất của trường lúc bấy giờ là thiếu chuyên gia lý luận chính trị. Với tài năng và kinh nghiệm trong chỉ đạo thực tiễn, trên tinh thần “tự lực cánh sinh”, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã đề xuất giải pháp: “ếch cõng nhái”- chọn những anh em tốt, có trình độ văn hóa khá tập trung bồi dưỡng nhằm tự mình đảm nhiệm công tác giảng dạy, không phụ thuộc chuyên gia bạn. Đồng thời, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị phải bám sát thực tiễn, nhà trường gắn liền với chiến trường. Nếu không liên hệ giữa lý luận với thực tiễn thì chỉ nắm được “xác ve” của lý luận, chứ không hiểu được “hồn sống” của nó và làm mất ý nghĩa, tác dụng của nó, mất tính Đảng của nó. Thực hiện phương châm đó, sau 16 tháng, cả dự khóa và chính khóa, lớp đào tạo giảng viên lý luận đầu tiên đã kết thúc thắng lợi, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, đặt nền móng cơ sở lý luận, phương hướng, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo cán bộ chính trị của Học viện.
Quán triệt sâu sắc phương châm “phát triển đi liền với việc củng cố”, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn coi trọng việc tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân đội. Với phương châm chỉ đạo “lấy kỷ luật sắt tự giác của Đảng” để giữ gìn sự thống nhất tư tưởng, hành động; “lấy phê bình, tự phê bình làm quy luật phát triển”; “lấy Đảng ủy cơ sở làm hạt nhân lãnh đạo”; “lấy chi bộ làm cơ sở”, đồng chí đã góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết nội bộ của Đảng, đoàn kết quân dân, khắc phục những biểu hiện chủ quan, phiến diện trong lãnh đạo, tránh và ngăn chặn được những biểu hiện uy quyền cá nhân, độc đoán, vô chính phủ. Bảy nguyên tắc của công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội do đồng chí tổng kết là cơ sở lý luận mang tính biện chứng cao, đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Từ thực tiễn kết quả đạt được, đồng chí cho rằng, đẩy mạnh được công tác Đảng, công tác chính trị là tạo ra sức mạnh mới, nâng cao sức chiến đấu cho các lực lượng vũ trang, một khâu công tác quan trọng làm thay đổi so sánh lực lượng mà không cần tốn xương máu. Năm 1960, Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị của quân đội ta do đồng chí Nguyễn Chí Thanh trực tiếp chỉ đạo đã diễn ra thành công. Kết luận quan trọng được rút ra trong Hội nghị này là tiếp tục khẳng định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội nhân dân là nguyên tắc cao nhất, nguyên tắc bất biến trong xây dựng quân đội nói riêng và lực lượng vũ trang nhân dân nói chung. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ rõ: “phải ra sức tăng cường và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của công tác chính trị. Đó là bài học lớn nhất, vứt bỏ kinh nghiệm đó, vi phạm nguyên tắc đó bất cứ lúc nào, trong điều kiện nào, đều là sai lầm và dẫn đến thất bại” (6).
Ngày nay, bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các thế lực thù địch chưa khi nào từ bỏ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta, mưu toan “phi chính trị hóa” quân đội nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng… Nhiệm vụ của công tác đảng, công tác chính trị càng nặng nề, khó khăn và phức tạp hơn bao giờ hết. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu những di sản mà Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để lại, trước hết là những đóng góp về phát triển lý luận, thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính thời đại sâu sắc./.
----------------------
(1). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2007, tr. 85
(2). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Tổng tập, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2009, tr. 17
(3). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác chính trị trong quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1997, tr. 287
(4). Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2002, tr. 406
(5). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.280
(6). Tổng cục Chính trị, Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1960, tr. 294
1. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã tập trung tất cả trí tuệ, sức lực vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng cơ chế lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao vị trí, hiệu lực của công tác Đảng, công tác chính trị. Đồng chí khẳng định: “Quân đội ta là quân đội của Đảng. Đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội. Chúng ta cần kiên quyết đấu tranh chống lại tất cả những khuynh hướng cho rằng quân đội là phi đảng, phi chính trị, phi giai cấp và đòi làm giảm nhẹ sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội” (2). Đó là điểm tâm huyết lớn nhất của đồng chí Nguyễn Chí Thanh và cũng chính là cống hiến to lớn mang ý nghĩa lâu dài đối với việc xây dựng nền tảng chính trị của quân đội.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã đúc kết, nêu lên một luận điểm quan trọng. Đó là công tác chính trị là linh hồn, là mạch sống của quân đội ta. Đây là sự khái quát cô đọng, súc tích, phản ánh rõ nhất và đầy đủ nhất địa vị, vai trò, tính chất, nội dung cũng như mục đích của công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội. Thực chất công tác chính trị là công tác Đảng, công tác vận động quần chúng của Đảng trong quân đội. Tính chất của nó phải là lãnh đạo, chiến đấu và quần chúng. Xa rời hoặc không quán triệt ba tính chất đó, công tác chính trị sẽ thiếu tính Đảng, thiếu sức mạnh, sa vào tình trạng lệch lạc, chung chung, mơ hồ, hành chính, kỹ thuật đơn thuần… Đồng chí khẳng định: “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội. Đảng tổ chức ra quân đội là để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Vì vậy, quân đội phải luôn nhằm vào mục tiêu chính trị của Đảng để phấn đấu thực hiện. Ngoài mục tiêu đó ra, quân đội không còn mục tiêu chính trị nào khác” (3).
Muốn làm được những điều đó, trong chỉ đạo thực tiễn, đồng chí đã đề ra 7 nguyên tắc cơ bản về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội: Một là, Đảng phải nắm chắc quân đội thì mới có quân đội cách mạng và Đảng mới nắm được chính quyền. Đảng không thể nhường quyền lãnh đạo quân đội cho một ai; Hai là, quân đội phải là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phải xử lý tốt các mối quan hệ với Đảng, với dân, với đồng đội, với kẻ thù; Ba là, về công tác tư tưởng, không ngừng tăng cường giáo dục, rèn luyện. Chính trị có thể thỏa hiệp nhưng tư tưởng thì không được phép; Bốn là, về công tác tổ chức, phải nắm vững đường lối tổ chức. Đường lối tổ chức phải phục tùng đường lối chính trị; Năm là, công tác chính trị là linh hồn của quân đội. Toàn bộ hoạt động của công tác chính trị là để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện công tác vận động quần chúng của Đảng trong quân đội; Sáu là, đi đúng đường lối quần chúng, từ quần chúng mà ra, trở về với quần chúng; Bảy là, công tác chính trị phải đi sâu vào cuộc sống chiến đấu và xây dựng của quân đội, có thế mới phát huy được sức mạnh, càng lúc khó khăn gian khổ người ta mới cần công tác chính trị. Công tác chính trị không thể chung chung, xa rời thực tiễn, xa rời quần chúng. Có thể thấy, những nguyên tắc mà đồng chí Nguyễn Chí Thanh nêu trên đã phản ánh một tư tưởng chiến lược và tính biện chứng cao, có ý nghĩa lâu dài và bất biến đối với quân đội cách mạng.
Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội là vấn đề tập trung dân chủ. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cho rằng: Đảng ta lấy chế độ tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức. Quân đội cách mạng của chúng ta cũng làm theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Dân chủ mà không tập trung thì về thực tiễn không giải quyết được vấn đề gì hết; tập trung mà không dân chủ thì tập trung thiếu nội dung cần thiết, do đó dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nguyên tắc dân chủ tập trung, coi dân chủ là mục đích, tập trung là điều kiện, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã vận dụng sáng tạo tư tưởng đó vào thực tiễn với quan điểm trong quân đội, chúng ta cần chú ý giữ vững nguyên tắc tập thể lãnh đạo và thủ trưởng phụ trách.
Không chỉ là nhà lý luận sắc sảo, đồng chí Nguyễn Chí Thanh còn là tấm gương sáng về thực hành tác phong dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đồng chí là người “nổ phát súng đầu tiên” chống lại chủ nghĩa cá nhân trong quân đội. Với niềm tin tuyệt đối vào sự tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đồng chí khẳng định, tư tưởng vô sản, tư tưởng xã hội chủ nghĩa được xây dựng lên càng cao bao nhiêu, cái mồ chôn “con ma chủ nghĩa cá nhân” càng sâu bấy nhiêu. Hãy để cho nó “yên giấc ngàn thu”.
Về vấn đề đoàn kết, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn giáo dục và quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, quân đội ta là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quan hệ giữa quân đội với nhân dân là quan hệ “cá -nước”. Gắn bó máu thịt với nhân dân đó là nguồn sống, là sức mạnh vĩ đại để quân đội ta trưởng thành, chiến thắng. Vì vậy, đoàn kết là vấn đề hàng đầu trong công tác chính trị của quân đội ta. Bên cạnh nguyên tắc cơ bản là “đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế”, nguyên tắc “làm tan rã địch” cũng được đồng chí Nguyễn Chí Thanh đặc biệt chú ý. Đồng chí khẳng định, chúng ta không chỉ đánh giặc bằng quân sự mà còn đánh giặc cả về chính trị, tức là tiến hành giác ngộ giai cấp cho quần chúng, binh sĩ bị áp bức ở chính quốc, tranh thủ, kéo họ về phía chính nghĩa. Làm như vậy không những vì thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn góp phần vào phong trào cách mạng thế giới.
Trên cương vị Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đồng chí đã góp phần định hướng quân đội ta đi đúng đường lối của Đảng cả về tư tưởng và tổ chức, đấu tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện muốn hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí, chính trị và kỹ thuật trong xây dựng cũng như tác chiến, giúp cho quân đội ta ngày càng trưởng thành, lớn mạnh lập nên những chiến thắng oanh liệt. Với những cống hiến xuất sắc đó, năm 1959, đồng chí Nguyễn Chí Thanh vinh dự được phong quân hàm Đại tướng khi ở tuổi 45. Đồng chí là trường hợp thứ hai và duy nhất sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phong thẳng quân hàm Đại tướng. Đó không chỉ là sự ghi nhận những cống hiến lớn lao của cá nhân Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà còn là niềm tự hào của quân đội và nhân dân ta.
2. Lãnh đạo tư tưởng - Vấn đề trung tâm của công tác Đảng
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định: không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Một khi quần chúng được giác ngộ về quyền lợi, nhiệm vụ, tự giác đứng lên để tự giải phóng mình thì sẽ thành một sức mạnh vô địch. Vũ khí là nhân tố quan trọng của chiến tranh, nhưng không phải là nhân tố quyết định. Nhân tố quyết định là sức người, lòng người. V. I. Lê-nin nói: Quyết định thắng bại trong chiến tranh do trạng thái tinh thần của người cầm vũ khí trên chiến trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, người trước súng sau; “không sợ thiếu vũ khí, chỉ sợ khi thời cơ đến lại thiếu người cầm vũ khí” (4). Nắm vững những luận điểm cơ bản đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cho rằng: công tác tư tưởng là trọng tâm hàng đầu của công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân đội. Tính tiên phong, mang ý nghĩa quyết định của công tác tư tưởng trong quá trình xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội đã được khẳng định sâu sắc trong thực tiễn.
Chúng ta biết rằng, quân đội ta chiến thắng quân đội thực dân Pháp không phải ta hơn đối phương về trang bị vũ khí. Trái lại, về mặt này, đối phương hơn hẳn ta. Nhưng ta đã thắng vì căn bản ta chiếm ưu thế tuyệt đối về chính trị và tư tưởng. Nhân tố quyết định tạo nên thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được đồng chí Nguyễn Chí Thanh phân tích, tổng kết trong bài Yếu tố tinh thần của quân đội và nhân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng chí nhấn mạnh, trong hoàn cảnh cách mạng lúc đó, tinh thần của quân và dân ta so với trước cao hơn nhiều, và đó là một điều địch không lường tới, là một yếu tố quyết định thắng lợi trên chiến trường. Rõ ràng, thắng lợi của chiến tranh quyết định trước hết không phải ở trang bị vũ khí, mà ở phẩm chất chính trị của con người. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ, các tổ chức Đảng trong quân đội, trong dân công, các tổ chức Đảng ở hậu phương đã nắm chắc và phát huy cao độ yếu tố tinh thần trong suốt chiến dịch, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương. Và trên cơ sở làm tốt công tác tư tưởng chính trị mà các mặt hoạt động trong quân đội như học tập chiến thuật, kỹ thuật, tác chiến, chuyên môn, sản xuất, dân vận… mới đạt được thành tích lớn lao, làm cho quân đội ta dần dần chuyển từ yếu thành mạnh, từ không chính quy hóa ra chính quy, lập nên những chiến công hiển hách.
Kinh nghiệm thắng lợi của công tác Đảng, công tác chính trị trong kháng chiến chống thực dân Pháp được đồng chí Nguyễn Chí Thanh tiếp tục vận dụng và phát triển trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Là Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Quân giải phóng miền Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã có công lớn trong việc xây dựng, củng cố quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ của quân và dân ta. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng chỗ mạnh và chỗ yếu chí cốt của quân Mỹ, Đại tướng khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Đại tướng cho rằng, bọn Mỹ nhiều tiền lắm của. Nhưng nếu Mỹ là triệu phú tức là có bạc triệu đô la, thì nhân dân ta là triệu phú về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Mỹ thua chúng ta ở chỗ đó, tức thua cái gan của dân tộc chúng ta. Nói như vậy, không có nghĩa là ta tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần trong đấu tranh cách mạng, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh bại bởi lực lượng vật chất, tuy nhiên tư tưởng luôn luôn tác động trở lại vật chất, huy động và phát huy sức mạnh của vật chất lên mức cao nhất. Sự phân tích biện chứng và khoa học của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về sự chuyển hóa thế và lực trên chiến trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ củng cố lòng tin, nâng cao quyết tâm và tiếp thêm sức mạnh chiến đấu của quân và dân ta mà còn xua tan những ý nghĩ ngại Mỹ, gờm Mỹ trong một số cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chính trị trong quân sự thể hiện ở lúc đánh giặc. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nêu quyết tâm đánh Mỹ “cứ đánh rồi sẽ biết cách đánh”. Khi quân Mỹ mới vào miền Nam, Đại tướng đề xuất là phải giữ vững và phát triển chiến lược tiến công của chiến tranh nhân dân, kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ ngay từ trận đầu. Đại tướng đề xuất, ta không bị động đánh theo cách đánh của Mỹ, mà phải buộc Mỹ đánh theo cách đánh của ta, làm cho chúng “chéo giò” như “ăn cháo bằng dĩa”. Từ chiến thắng Bầu Bàng, Vạn Tường, I-a-đrăng… quân và dân ta đã tìm ra cách đánh Mỹ, phổ biến tư tưởng đánh gần, bám sát địch, với khẩu hiệu: “nắm thắt lưng địch mà đánh”, lập “vành đai diệt Mỹ”, “một tấc không đi, một ly không rời”. Những khẩu hiệu đó vừa thể hiện tư duy chiến thuật quân sự đặc sắc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vừa khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là không sợ Mỹ, dám đánh Mỹ, quyết đánh và quyết thắng Mỹ.
Với sự nhạy cảm về chính trị và tư duy quân sự sắc sảo, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã kịp thời xác định chính xác sự thay đổi chiến lược của đế quốc Mỹ, chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, đồng thời cũng là cống hiến xuất sắc của Đại tướng về chỉ đạo chiến lược đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhờ xác định đúng sự thay đổi chiến lược của đối phương, ta đã chủ động điều chỉnh phương châm chỉ đạo chiến lược trong tác chiến, phát động được phong trào chiến tranh nhân dân mạnh mẽ, đánh địch cả hai chân, ba mũi, cùng bộ đội chủ lực giáng những đòn chí tử vào quân đội viễn chinh Mỹ ngay từ khi chúng đổ quân vào chiến trường miền Nam.
3. Về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị
Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định” (5), đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã cùng tập thể Tổng Quân ủy tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội, trước hết là chất lượng cán bộ chính trị. Đồng chí khẳng định, lãnh đạo chính trị là một vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến sự thành bại của cách mạng, là vấn đề gốc của mọi vấn đề trong hoạt động quân sự. Đồng chí đặt lên hàng đầu công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng, chăm lo, giáo dục cán bộ, chiến sĩ để họ thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyện suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh là Giám đốc đầu tiên của trường Chính trị trung, cao cấp của quân đội (nay là Học viện Chính trị). Trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị nhằm xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, nhưng khó khăn lớn nhất của trường lúc bấy giờ là thiếu chuyên gia lý luận chính trị. Với tài năng và kinh nghiệm trong chỉ đạo thực tiễn, trên tinh thần “tự lực cánh sinh”, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã đề xuất giải pháp: “ếch cõng nhái”- chọn những anh em tốt, có trình độ văn hóa khá tập trung bồi dưỡng nhằm tự mình đảm nhiệm công tác giảng dạy, không phụ thuộc chuyên gia bạn. Đồng thời, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị phải bám sát thực tiễn, nhà trường gắn liền với chiến trường. Nếu không liên hệ giữa lý luận với thực tiễn thì chỉ nắm được “xác ve” của lý luận, chứ không hiểu được “hồn sống” của nó và làm mất ý nghĩa, tác dụng của nó, mất tính Đảng của nó. Thực hiện phương châm đó, sau 16 tháng, cả dự khóa và chính khóa, lớp đào tạo giảng viên lý luận đầu tiên đã kết thúc thắng lợi, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, đặt nền móng cơ sở lý luận, phương hướng, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo cán bộ chính trị của Học viện.
Quán triệt sâu sắc phương châm “phát triển đi liền với việc củng cố”, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn coi trọng việc tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân đội. Với phương châm chỉ đạo “lấy kỷ luật sắt tự giác của Đảng” để giữ gìn sự thống nhất tư tưởng, hành động; “lấy phê bình, tự phê bình làm quy luật phát triển”; “lấy Đảng ủy cơ sở làm hạt nhân lãnh đạo”; “lấy chi bộ làm cơ sở”, đồng chí đã góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết nội bộ của Đảng, đoàn kết quân dân, khắc phục những biểu hiện chủ quan, phiến diện trong lãnh đạo, tránh và ngăn chặn được những biểu hiện uy quyền cá nhân, độc đoán, vô chính phủ. Bảy nguyên tắc của công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội do đồng chí tổng kết là cơ sở lý luận mang tính biện chứng cao, đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Từ thực tiễn kết quả đạt được, đồng chí cho rằng, đẩy mạnh được công tác Đảng, công tác chính trị là tạo ra sức mạnh mới, nâng cao sức chiến đấu cho các lực lượng vũ trang, một khâu công tác quan trọng làm thay đổi so sánh lực lượng mà không cần tốn xương máu. Năm 1960, Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị của quân đội ta do đồng chí Nguyễn Chí Thanh trực tiếp chỉ đạo đã diễn ra thành công. Kết luận quan trọng được rút ra trong Hội nghị này là tiếp tục khẳng định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội nhân dân là nguyên tắc cao nhất, nguyên tắc bất biến trong xây dựng quân đội nói riêng và lực lượng vũ trang nhân dân nói chung. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ rõ: “phải ra sức tăng cường và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của công tác chính trị. Đó là bài học lớn nhất, vứt bỏ kinh nghiệm đó, vi phạm nguyên tắc đó bất cứ lúc nào, trong điều kiện nào, đều là sai lầm và dẫn đến thất bại” (6).
Ngày nay, bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các thế lực thù địch chưa khi nào từ bỏ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta, mưu toan “phi chính trị hóa” quân đội nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng… Nhiệm vụ của công tác đảng, công tác chính trị càng nặng nề, khó khăn và phức tạp hơn bao giờ hết. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu những di sản mà Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để lại, trước hết là những đóng góp về phát triển lý luận, thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính thời đại sâu sắc./.
----------------------
(1). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2007, tr. 85
(2). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Tổng tập, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2009, tr. 17
(3). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác chính trị trong quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1997, tr. 287
(4). Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2002, tr. 406
(5). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.280
(6). Tổng cục Chính trị, Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1960, tr. 294
“Xây dựng ngành Than Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế gương mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (17/12/2013)
“Xây dựng ngành Than Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế gương mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (17/12/2013)
50 ngân hàng lớn nhất châu Âu cần 110 tỷ euro nguồn vốn  (17/12/2013)
Điện mừng Quốc khánh Nhà nước Ca-ta  (17/12/2013)
Điện mừng Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Áo  (17/12/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 9 đến ngày 15-12-2013  (17/12/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên