Tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối
22:13, ngày 05-12-2013
Ngày 05-12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã chủ trì phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương để lấy ý kiến góp ý Đề án tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối.
Dự phiên họp có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.
Được tổ chức, hoạt động theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, trong những năm qua, các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã có cố gắng trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động điều tra cũng bộc lộ một số thiếu sót như: chất lượng, tiến độ điều tra một số vụ án hình sự chưa bảo đảm; ở một số lĩnh vực xảy ra tội phạm, tỷ lệ phát hiện, khởi tố, điều tra chưa cao; quan hệ, phối hợp giữa cơ quan điều tra với các chủ thể khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn hạn chế.
Tại phiên họp, lãnh đạo Bộ Công an đã trình bày mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu của Đề án tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu hẹp đầu mối. Theo đó, Đề án được xây dựng trên nguyên tắc xác định rõ vị trí của cơ quan điều tra, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, điều tra đúng người, đúng tội, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu thực tế.
Đề án cũng nêu rõ sự cần thiết của xây dựng mô hình cơ quan điều tra, xác lập quan hệ giữa cơ quan điều tra chuyên trách với các cơ quan khác được giao một số nhiệm vụ điều tra theo tinh thần Nghị quyết 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Nhiều ý kiến tại phiên họp cho rằng, củng cố các cơ quan điều tra nhằm khắc phục thiếu sót và đáp ứng yêu cầu thực tế trước mắt cũng như lâu dài là yêu cầu khách quan.
Đánh giá cao sự chuẩn bị của ban soạn thảo Đề án cùng những nội dung góp ý phân tích của các thành viên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, xây dựng Đề án nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là khắc phục những nhược điểm của cơ quan điều tra hiện nay. Chủ tịch nước cũng gợi mở để các đại biểu thảo luận kỹ hơn về mô hình tổ chức cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành cùng những điều kiện để tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu gọn một đầu mối.
Liên hệ những kiến nghị của người dân về tình trạng oan sai còn tồn tại chưa được khắc phục, Chủ tịch nước nhấn mạnh, hệ thống tố tụng, trong đó có cơ quan điều tra được kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động sẽ góp phần hạn chế án oan, bỏ lọt tội.
Chủ tịch nước đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát Đề án, tiếp thu và bổ sung những nội dung phù hợp, kịp thời điều chỉnh để hoàn thiện bản đề án, góp phần cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu tình hình mới./.
Được tổ chức, hoạt động theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, trong những năm qua, các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã có cố gắng trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động điều tra cũng bộc lộ một số thiếu sót như: chất lượng, tiến độ điều tra một số vụ án hình sự chưa bảo đảm; ở một số lĩnh vực xảy ra tội phạm, tỷ lệ phát hiện, khởi tố, điều tra chưa cao; quan hệ, phối hợp giữa cơ quan điều tra với các chủ thể khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn hạn chế.
Tại phiên họp, lãnh đạo Bộ Công an đã trình bày mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu của Đề án tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu hẹp đầu mối. Theo đó, Đề án được xây dựng trên nguyên tắc xác định rõ vị trí của cơ quan điều tra, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, điều tra đúng người, đúng tội, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu thực tế.
Đề án cũng nêu rõ sự cần thiết của xây dựng mô hình cơ quan điều tra, xác lập quan hệ giữa cơ quan điều tra chuyên trách với các cơ quan khác được giao một số nhiệm vụ điều tra theo tinh thần Nghị quyết 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Nhiều ý kiến tại phiên họp cho rằng, củng cố các cơ quan điều tra nhằm khắc phục thiếu sót và đáp ứng yêu cầu thực tế trước mắt cũng như lâu dài là yêu cầu khách quan.
Đánh giá cao sự chuẩn bị của ban soạn thảo Đề án cùng những nội dung góp ý phân tích của các thành viên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, xây dựng Đề án nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là khắc phục những nhược điểm của cơ quan điều tra hiện nay. Chủ tịch nước cũng gợi mở để các đại biểu thảo luận kỹ hơn về mô hình tổ chức cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành cùng những điều kiện để tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu gọn một đầu mối.
Liên hệ những kiến nghị của người dân về tình trạng oan sai còn tồn tại chưa được khắc phục, Chủ tịch nước nhấn mạnh, hệ thống tố tụng, trong đó có cơ quan điều tra được kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động sẽ góp phần hạn chế án oan, bỏ lọt tội.
Chủ tịch nước đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát Đề án, tiếp thu và bổ sung những nội dung phù hợp, kịp thời điều chỉnh để hoàn thiện bản đề án, góp phần cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu tình hình mới./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Cố vấn Tổng thống Belarus  (05/12/2013)
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với tỉnh Cà Mau  (05/12/2013)
Việt Nam khẳng định ủng hộ cơ chế thương mại đa phương  (05/12/2013)
“Uy” và “tín”!  (05/12/2013)
Nâng cao hiệu quả công tác dân tộc trong vùng đồng bào Khmer Tây Nam Bộ  (05/12/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam