Việt Nam mong muốn các đối tác tiếp tục hỗ trợ để phát triển nhanh và bền vững
21:42, ngày 05-12-2013
TCCSĐT - Sáng ngày 05-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa đồng chủ trì Diễn đàn.
Với chủ đề “Thiết lập đối tác mới: Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững”, Diễn đàn đã thu hút sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 20 bộ, ngành và địa phương của Việt Nam cùng các Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Diễn đàn là nơi thảo luận chính sách giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội dân sự quốc tế nhằm tăng cường phát triển kinh tế - xã hội toàn diện ở Việt Nam. Diễn đàn tập trung thảo luận bốn chủ đề: giảm nghèo và giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số; thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ nước sạch và vệ sinh; tăng cường hiệu quả của các hệ thống quản lý môi trường; nâng cao tính cạnh tranh thông qua phát triển kỹ năng và đào tạo nghề.
Thông báo tình hình kinh tế - xã hội và định hướng cho những năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã cùng các nhà tài trợ quốc tế hợp tác hiệu quả, tiến hành thành công các Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) hằng năm. Từ nước nghèo kém phát triển đầu những năm 1990, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đồng thời sớm hoàn thành cơ bản nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG), đạt nhiều thành tựu trong xóa đói giảm nghèo.
Trên tinh thần cởi mở, thắng thắn và xây dựng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lắng nghe và đối thoại với các đối tác phát triển về các lĩnh vực cụ thể, thiết thực đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt là về công tác xóa đói giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số, bảo vệ môi trường, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phòng chống tham nhũng...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ đưa các ý kiến này vào các cơ chế, chính sách, giải pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2014, Việt Nam sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như: bảo đảm tăng trưởng đạt khoảng 5,8%; tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, bảo đảm giá trị tiền đồng Việt Nam; giữ đà tăng trưởng xuất khẩu cao... đồng thời tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tiếp tục huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng và tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế để quản lý tốt hơn tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ, hệ thống cơ quan hành chính trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng cũng cho biết, vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiến pháp (sửa đổi) và sửa đổi một số luật quan trọng; đồng thời Việt Nam đang tiến hành đàm phán sáu hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác và nền kinh tế hàng đầu thế giới, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU... và dự kiến kết thúc trong hai năm 2014 và 2015. Việt Nam sẽ nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng nội lực là chính, đồng thời mong muốn các đối tác phát triển, các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cả về tư vấn chính sách, về kỹ thuật và nguồn lực để giúp Việt Nam giữ vững được thành quả trong những năm qua, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Nhân dịp diễn ra Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cũng công bố Chiến lược Hợp tác phát triển quốc gia tại Việt Nam vừa được thông qua sau các cuộc tham vấn rộng rãi với nhiều bên liên quan. Chiến lược này tạo cơ sở và định hướng cho các chương trình hỗ trợ phát triển của USAID tại Việt Nam trong 5 năm tới (2014 - 2018).
Giám đốc USAID tại Việt Nam, ông Joakim Parker cho biết: Chiến lược này giúp thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện được Tổng thống Mỹ và Chủ tịch nước Việt Nam thiết lập hồi tháng 7-2013. Theo đó, trong 5 năm tới, trợ giúp của USAID sẽ xoay quanh ba mục tiêu: Tăng cường quản trị nhà nước nhằm tạo ra sự tăng trưởng trọn vẹn; củng cố các hệ thống để cải thiện y tế và phúc lợi; giải quyết các di sản chiến tranh để thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ.
Với kinh nghiệm 12 năm hợp tác thành công trong lĩnh vực trợ giúp tăng trưởng và cải cách kinh tế, USAID sẽ tập trung trợ giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững và sâu rộng hơn. Các chương trình của USAID giai đoạn này sẽ tập trung vào các lĩnh vực như: Y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, giáo dục... Chiến lược mới của USAID cũng bao gồm cả công tác xử lý chất độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng. Chiến lược mới của USAID sẽ tạo nền tảng cho công tác lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và bố trí nguồn lực cho các chương trình trợ giúp. Hiện nay, 28 phái đoàn của USAID trên toàn thế giới đã hoàn thành chiến lược hợp tác phát triển tại các quốc gia./.
Với chủ đề “Thiết lập đối tác mới: Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững”, Diễn đàn đã thu hút sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 20 bộ, ngành và địa phương của Việt Nam cùng các Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Diễn đàn là nơi thảo luận chính sách giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội dân sự quốc tế nhằm tăng cường phát triển kinh tế - xã hội toàn diện ở Việt Nam. Diễn đàn tập trung thảo luận bốn chủ đề: giảm nghèo và giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số; thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ nước sạch và vệ sinh; tăng cường hiệu quả của các hệ thống quản lý môi trường; nâng cao tính cạnh tranh thông qua phát triển kỹ năng và đào tạo nghề.
Thông báo tình hình kinh tế - xã hội và định hướng cho những năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã cùng các nhà tài trợ quốc tế hợp tác hiệu quả, tiến hành thành công các Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) hằng năm. Từ nước nghèo kém phát triển đầu những năm 1990, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đồng thời sớm hoàn thành cơ bản nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG), đạt nhiều thành tựu trong xóa đói giảm nghèo.
Trên tinh thần cởi mở, thắng thắn và xây dựng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lắng nghe và đối thoại với các đối tác phát triển về các lĩnh vực cụ thể, thiết thực đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt là về công tác xóa đói giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số, bảo vệ môi trường, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phòng chống tham nhũng...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ đưa các ý kiến này vào các cơ chế, chính sách, giải pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2014, Việt Nam sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như: bảo đảm tăng trưởng đạt khoảng 5,8%; tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, bảo đảm giá trị tiền đồng Việt Nam; giữ đà tăng trưởng xuất khẩu cao... đồng thời tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tiếp tục huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng và tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế để quản lý tốt hơn tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ, hệ thống cơ quan hành chính trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng cũng cho biết, vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiến pháp (sửa đổi) và sửa đổi một số luật quan trọng; đồng thời Việt Nam đang tiến hành đàm phán sáu hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác và nền kinh tế hàng đầu thế giới, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU... và dự kiến kết thúc trong hai năm 2014 và 2015. Việt Nam sẽ nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng nội lực là chính, đồng thời mong muốn các đối tác phát triển, các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cả về tư vấn chính sách, về kỹ thuật và nguồn lực để giúp Việt Nam giữ vững được thành quả trong những năm qua, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Nhân dịp diễn ra Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cũng công bố Chiến lược Hợp tác phát triển quốc gia tại Việt Nam vừa được thông qua sau các cuộc tham vấn rộng rãi với nhiều bên liên quan. Chiến lược này tạo cơ sở và định hướng cho các chương trình hỗ trợ phát triển của USAID tại Việt Nam trong 5 năm tới (2014 - 2018).
Giám đốc USAID tại Việt Nam, ông Joakim Parker cho biết: Chiến lược này giúp thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện được Tổng thống Mỹ và Chủ tịch nước Việt Nam thiết lập hồi tháng 7-2013. Theo đó, trong 5 năm tới, trợ giúp của USAID sẽ xoay quanh ba mục tiêu: Tăng cường quản trị nhà nước nhằm tạo ra sự tăng trưởng trọn vẹn; củng cố các hệ thống để cải thiện y tế và phúc lợi; giải quyết các di sản chiến tranh để thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ.
Với kinh nghiệm 12 năm hợp tác thành công trong lĩnh vực trợ giúp tăng trưởng và cải cách kinh tế, USAID sẽ tập trung trợ giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững và sâu rộng hơn. Các chương trình của USAID giai đoạn này sẽ tập trung vào các lĩnh vực như: Y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, giáo dục... Chiến lược mới của USAID cũng bao gồm cả công tác xử lý chất độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng. Chiến lược mới của USAID sẽ tạo nền tảng cho công tác lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và bố trí nguồn lực cho các chương trình trợ giúp. Hiện nay, 28 phái đoàn của USAID trên toàn thế giới đã hoàn thành chiến lược hợp tác phát triển tại các quốc gia./.
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với tỉnh Cà Mau  (05/12/2013)
Việt Nam khẳng định ủng hộ cơ chế thương mại đa phương  (05/12/2013)
“Uy” và “tín”!  (05/12/2013)
Nâng cao hiệu quả công tác dân tộc trong vùng đồng bào Khmer Tây Nam Bộ  (05/12/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Quảng Nam  (05/12/2013)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc với cử tri tỉnh Quảng Ninh  (05/12/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển