Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Theo kế hoạch, các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh diễn ra từ ngày 22-12-2013 đến 9-01-2014; điểm nhấn là Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng vào ngày 31-12 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dịp này, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế còn phối hợp với các bộ, ban, ngành ở Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên - Huế"; xây dựng bộ phim tài liệu lịch sử về cuộc đời, hoạt động của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; xuất bản sách, phát hành bộ tem đặc biệt về Đại tướng; tổ chức công diễn vở kịch "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người"; tổ chức tuyên truyền, trưng bày về thân thế, sự nghiệp và xây dựng Tượng đài Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại quê hương Đại tướng.
Theo lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế, đầu tháng 7-1937, Nguyễn Vịnh (tức Nguyễn Chí Thanh) được kết nạp vào Đảng, đồng chí đã tìm được con đường đúng đắn đi theo cách mạng. Đồng chí Nguyễn Vịnh được chi bộ giao nhiệm vụ đi tuyên truyền cách mạng ở 2 huyện Quảng Điền và Phong Điền. Để tuyên truyền cách mạng và vận động quần chúng, người cộng sản Thừa Thiên - Huế đã bắt mối liên lạc, tập hợp quần chúng, xây dựng tổ chức, thu hút đông đảo quần chúng ở các huyện Quảng Điền và Phong Điền hăng hái tham gia cách mạng. Trải qua thử thách trong đấu tranh chính trị, Nguyễn Vịnh tỏ ra là người chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân. Đầu năm 1938, Nguyễn Vịnh được chỉ định tham gia Tỉnh ủy lâm thời rồi được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.
Từ năm 1938 - 1943, Nguyễn Vịnh bị Pháp bắt nhiều lần, giam tại các nhà lao Thừa Phủ, Lao Bảo, Buôn Mê Thuột, tháng 3-1945 Nguyễn Vịnh ra tù. Tháng 8-1945, đồng chí Nguyễn Vịnh được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ (lấy bí danh Nguyễn Chí Thanh). Năm 1950, đồng chí Nguyễn Vịnh làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1951, đồng chí Nguyễn Vịnh là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng. Năm 1959, đồng chí Nguyễn Vịnh được phong Đại tướng. Từ năm 1960 - 1964, đồng chí Nguyễn Vịnh làm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương. Từ năm 1965 -1967, đồng chí Nguyễn Vịnh vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Ở cương vị công tác nào, đồng chí Nguyễn Vịnh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phong trào "gió Đại Phong" gắn liền với tên tuổi Nguyễn Chí Thanh khi đồng chí làm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó thành ngọn cờ đầu nên còn được gọi là "Vị tướng phong trào". Ông còn nổi tiếng với việc đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh". Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mất ngày 6-7-1967 tại Hà Nội do một cơn đau tim, trước khi nhận lệnh trở lại chiến trường miền Nam./.
Thủ tướng Hun Sen tiếp Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (03/12/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri  (03/12/2013)
Công bố quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020  (03/12/2013)
Hà Nội thông qua Nghị quyết về kinh tế - xã hội năm 2014  (03/12/2013)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm chính thức Canada  (03/12/2013)
Định hướng xây dựng Cộng đồng ASEAN sau 2015  (03/12/2013)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển