Công bố quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, mục tiêu đặt ra là xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng thành địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các đột phá chiến lược, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế… Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 sẽ là cơ sở quan trọng giúp vùng thực hiện tốt các định hướng phát triển trong tương lai.
Theo đó đến năm 2020, phấn đấu sẽ nâng dần tỷ trọng đóng góp của vùng cho GDP cả nước từ 24,7% năm 2010 lên 28,7%; tỷ trọng đóng góp cho xuất khẩu cả nước lên 35,5%.
Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng chỉ rõ cần ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực vận tải, tư vấn, thiết kế, phát minh - sáng chế, tài chính - ngân hàng, viễn thông, giáo dục - đào tạo, y tế chữa bệnh chất lượng cao, thương mại, du lịch và khoa học - công nghệ; đầu tư xây dựng một số khu du lịch trọng điểm quốc gia có tầm vóc quốc tế. Về phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển theo chiều sâu công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo máy và sửa chữa - đóng tàu thủy và phương tiện hàng hải, sản xuất thép chất lượng cao...
Cùng với việc phát triển hệ thống đô thị, Quy hoạch cũng nêu rõ cần phát triển các tiểu vùng kinh tế như Tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng, Nam đồng bằng sông Hồng và phát triển các hành lang kinh tế chủ yếu tạo bộ khung phát triển.
Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Quản lý Quy hoạch - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Phạm Quang Các, cho rằng, để thực hiện được quy hoạch, cần tăng cường thêm các giải pháp về thu hút, huy động vốn đầu tư, nguồn nhân lực, đặc biệt là phát huy nội lực tại các địa phương. Mở rộng các hình thức đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.
Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 23-5-2013 tại Quyết định số 795/QĐ-TTg, quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành phố, trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh./.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về kinh tế - xã hội năm 2014  (03/12/2013)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm chính thức Canada  (03/12/2013)
Định hướng xây dựng Cộng đồng ASEAN sau 2015  (03/12/2013)
Liên hợp quốc ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy nhân quyền của Việt Nam  (03/12/2013)
Quy định xử phạt hành chính về quản lý tài sản nhà nước  (03/12/2013)
Quy định mới về cơ cấu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (03/12/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển