ASEAN - Điểm đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản
Đây là kết quả của cuộc thăm dò gần 500 công ty Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) vừa tiến hành và công bố ngày 2-12.
Theo danh sách, ASEAN là một trong những khu vực hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản khi có tới chín nền kinh tế trong số này nằm trong tốp 20.
Indonesia đã vươn lên vị trí dẫn dầu trong danh sách các điểm đầu tư hấp dẫn nhất. Trong khi đó, Trung Quốc từ vị trí đầu tiên bị tụt hạng xuống vị trí thứ tư, Ấn Độ xếp ở vị trí thứ hai và Thái Lan ở vị trí thứ ba.
Chuyên gia của JBIC Shinji Ayuha cho biết bản danh sách chính là sự đánh giá lại của Nhật Bản về ASEAN. Kết quả cho thấy sau khi các công ty Nhật Bản đã đầu tư vào ASEAN với tư cách là những cơ sở sản xuất lâu dài, họ đang ngày càng nhận ra rằng đây thực sự là những thị trường tiềm năng.
Trong danh sách 20 điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp Nhật Bản còn có Mexico, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
JBIC đã yêu cầu các công ty Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài chọn ra năm quốc gia hay vùng lãnh thổ mà họ cho là có sức hấp dẫn nhất cho hoạt động đầu tư trong vòng ba năm tới.
Trong số gần 500 công ty trả lời, 44,9% chọn Indonesia, trong khi tỷ lệ chọn Trung Quốc giảm mạnh từ mức 62,1% trong cuộc thăm dò lần trước xuống còn 37,5% trong cuộc thăm dò lần này. Đây là lần đầu tiên sau 21 năm qua, Trung Quốc bị loại ra khỏi vị trí này.
Trong các công ty loại Trung Quốc ra khỏi vị trí số một, cứ 10 công ty có bốn công ty trả lời nguyên nhân do giá thuê nhân công tăng và những khó khăn trong việc thuê đủ nhân công.
Ngoài ra, các công ty cũng nêu ra các vấn đề khiến họ không còn ưa thích thị trường này như trước gồm tình trạng kinh tế trì trệ và căng thẳng trong quan hệ song phương trong thời gian gần đây./.
Thành phố Hồ Chí Minh và New South Wales hợp tác đào tạo nghề  (02/12/2013)
Noi gương đồng chí Ngô Gia Tự - người chiến sỹ cộng sản lỗi lạc  (02/12/2013)
Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Hiến pháp sửa đổi  (02/12/2013)
Kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam  (02/12/2013)
Tạm thời, hạn chế nhưng vô cùng quan trọng  (02/12/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên