Đoàn Quốc hội Việt Nam thăm, làm việc ở Nhật Bản
Nhận lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, từ ngày 25-11 đến ngày 29-11, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do đồng chí Hà Thị Khiết, Bí Thư Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang, Trưởng ban Dân vận Trung ương dẫn đầu đã tham gia Đoàn nghị sĩ Đại hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) do Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Pany Yathoutou, làm Trưởng đoàn thăm hữu nghị Nhật Bản.
Tham gia Đoàn có đại diện của cả 10 nước ASEAN, trong đó Singapore tham gia cấp Phó Chủ tịch Quốc hội, các nước khác tham gia ở cấp Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Ủy ban.
Đoàn AIPA đã đến chào xã giao Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đối thoại với Nhóm Nghị sị giao lưu trao đổi Nhật Bản - ASEAN.
Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo Nhật Bản gửi lời chia buồn tới Philippines và các nước láng giềng đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão Haiyan, khẳng định coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, bày tỏ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thay mặt các nghị sĩ AIPA, Chủ tịch AIPA Pany Yathoutou bày tỏ sự cảm ơn tới Thượng viện Nhật Bản đã mời Đoàn AIPA thăm Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản, cảm động trước tình cảm của các nghị sĩ và nhân dân Nhật Bản dành cho Đoàn.
ASEAN đánh giá cao sự giúp đỡ của Nhật Bản đối với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, đặc biệt các sáng kiến Hội nhập ASEAN, Kết nối ASEAN, đồng thời cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Chính phủ, Quốc hội và nhân dân các nước ASEAN - Nhật Bản. Đoàn Philippines cảm ơn Nhật Bản đã nhanh chóng viện trợ cho các nạn nhân bị ảnh hưởng của cơn bão.
Theo sự phân công của Trưởng đoàn, đại diện Đoàn Indonesia đã có phát biểu về hòa bình và an ninh trong khu vực, nhấn mạnh rằng các tranh chấp, trong đó có vấn đề Biển Đông, cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thực hiện DOC, tiến tới COC, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải. Đoàn Việt Nam cũng đã phát biểu khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề này. Ngoài ra, Đoàn AIPA còn thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa tại Nhật Bản.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ và trao đổi với Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt do ông Toshihiro Nikai làm Chủ tịch. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, thúc đẩy tình cảm gắn bó giữa Quốc hội, nhân dân hai nước, đặc biệt là giữa hai Nhóm Nghị sĩ hữu nghị. Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của Nhật Bản và cho rằng hoạt động giao lưu trao đổi giữa hai bên ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam hiện nay.
Phía Nhật Bản mong muốn thúc đẩy quan hệ trao đổi, giao lưu văn hóa, nông nghiệp giữa hai nước như giao lưu hoa sen và cá voi; triển khai hợp tác trao đổi giống và trồng các loại trái cây,... Phía Nhật Bản cũng mong muốn lãnh đạo Việt Nam khẳng định quyết tâm thành lập Trường Đại học Việt - Nhật.
Nhân dịp này, đồng chí Hà Thị Khiết, thay mặt cho Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng đã tặng Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt chiếc thuyền nan để trưng bày tại hồ nước có trồng giống sen của Việt Nam do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa trao tặng nhân chuyến thăm Nhật Bản tháng 8 vừa qua./.
“Chủ động đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN”  (01/12/2013)
Tóm lại,… đều tốt  (30/11/2013)
Hối hận… ký  (30/11/2013)
Phong trào thi đua “Sống tốt đời đẹp đạo” trong đồng bào Công giáo đa dạng và đạt hiệu quả  (30/11/2013)
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đặc biệt quan trọng  (29/11/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên