Nhật - Trung - Hàn bắt đầu đàm vòng đàm phán FTA thứ 3
Ngày 26-11, tại Tokyo, các quan chức Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã bắt đầu tiến hành vòng đàm phán thứ ba về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ba bên.
Tại vòng đàm phán này, ba nước dự kiến thảo luận về 15 hạng mục, trong đó có vấn đề sở hữu trí tuệ, lương thực thực phẩm, môi trường, thương mại điện tử, dịch vụ...
Vòng đàm phán 4 ngày này diễn ra trong bối cảnh quan hệ của Tokyo với Bắc Kinh và Seoul vẫn "băng giá" do tranh chấp lãnh thổ và sự khác biệt về lịch sử thời chiến tranh.
Tuy vậy, một quan chức Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết ba nước vẫn hợp tác với nhau trong tiến trình thúc đẩy các cuộc đàm phán FTA và sự bất hòa chính trị không ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán.
Trước khi bước vào vòng đàm phán mới, Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản, Thứ trưởng Ngoại giao Yasumasa Nagamine bày tỏ hy vọng vòng đàm phán sẽ đạt tiến bộ về các lĩnh vực như tiếp cận thị trường, thương mại điện tử...
Trong khi đó, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cũng hy vọng rằng ba nước sẽ tiếp tục "có sức đẩy tốt" để tạo ra kết quả thực sự.
Trước đó, ba nước đã tiến hành vòng đàm phán FTA đầu tiên ở Seoul hồi cuối tháng 3 và vòng thứ hai ở Thượng Hải từ ngày 30-7 đến ngày 2-8.
Tại vòng đàm phán thứ hai, ba bên đã trao đổi về các vấn đề miễn thuế cho các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và tự do hóa thương mại dịch vụ.
Tại cuộc họp trù bị ở Seoul cuối tháng 10 vừa qua, ba nước đều nhất trí rằng các cuộc đàm phán FTA ba bên sẽ kết thúc trước cuối năm 2015, cùng thời điểm mà 16 nước tham gia các cuộc đàm phán về tự do thương mại Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, đặt ra để ký kết một thỏa thuận.
Một hiệp định thương mại tự do giữa ba nước, nếu được ký kết, sẽ tạo ra khu vực tự do thương mại khổng lồ chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm của thế giới và có thể đem lại lợi ích to lớn cho các cường quốc kinh tế châu Á này trong xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu hiện nay./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 18-11 đến ngày 24-11-2013  (26/11/2013)
Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Kết quả bước đầu và một số vấn đề đặt ra  (26/11/2013)
Để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình  (26/11/2013)
Gắn kết hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư với bảo đảm an sinh xã hội  (25/11/2013)
Quốc hội chính thức thông qua Luật Tiếp công dân  (25/11/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển