Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công Thương…
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong những năm qua, Bộ đã ưu tiên tập trung nguồn lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp. Đặc biệt năm 2013 đã trình Quốc hội Dự án Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Thú y, Luật Thủy sản sửa đổi; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan trong lĩnh vưc thủy sản, giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi…
Bộ cũng ban hành nhiều thông tư quan trọng về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp như Thông tư số 14/2011/TTBNNPTNT ngày 29-3-2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp, các thông tư về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, giống thủy sản, giống cây trồng… Riêng năm 2013, Bộ đã ban hành 17 Thông tư về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, 26 quy chuẩn kỹ thuật, 12 quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở triển khai các nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp.
Hệ thống thanh tra chuyên ngành được kiện toàn một bước, hoạt động thanh tra chất lượng vật tư nông nghiệp đã dần đi vào nền nếp. Riêng năm 2012 đã tổ chức lấy trên 1.700 mẫu, phát hiện 289 mẫu vi phạm chất lượng; trong 10 tháng đầu năm 2013 lấy 304 mẫu, phát hiện 28 mẫu vi phạm…
Từ khi Thông tư 14 ban hành và có hiệu lực, đến nay có 63/63 tỉnh thực hiện thống kê, kiểm tra và đánh giá phân loại cơ sở sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp. 100% các tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp: Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi…
Tuy nhiên, hằng năm dù các địa phương đã cố gắng kiểm tra đánh giá nhưng số cơ sở được đánh giá lần đầu so với tổng cơ sở được thống kê chưa cao (ít 50%). Việc rà soát, đánh giá, đổi mới phương thức quản lý chất lượng còn chậm. Hiện nay, danh mục vật tư nông nghiệp có quá nhiều dẫn đến khó cho người dân lựa chọn, phân biệt, sử dụng và khó cho cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, hậu kiểm. Cùng với đó là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho người dân cách lựa chọn sản phẩm tốt và sử dụng đúng loại vật tư nông nghiệp còn hạn chế. Công tác thanh tra chuyên ngành chưa bài bản, thiếu nguồn lực, việc xử phạt chưa triệt để. Chưa có cơ chế tạo động lực để huy động toàn xã hội tham gia công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất phối hợp với các tổ chức thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm có liên quan tới chất lượng vật tư nông nghiệp; nắm được và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan quan; chủ động tham gia đấu tranh với các hành vi vi phạm trong sản xuất - kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp. Tổ chức tập huấn cho nông dân về kỹ thuật tự sản xuất và sử dụng đúng các loại vật tư nông nghiệp. Đồng thời phối hợp giám sát quá trình sản xuất - kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, phát hiện và đấu tranh với các hành vi vi phạm.
Tại buổi làm việc, các đại biểu kiến nghị đổi mới phương thức quản lý: rà soát điều chỉnh, cải tiến quy trình, thủ tục về đăng ký lưu hành, thử nghiệm, khảo nghiệm vật tư nông nghiệp để đưa vào danh mục được phép lưu hành theo hướng đơn giản, hài hòa với chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Xây dựng cơ chế và chương trình phối hợp giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp nhằm huy động giám sát của cả các đoàn thể và nhân dân; phát hiện và kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng thanh tra/điều tra xử lý vi phạm đối với vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả… Đồng thời, tổ chức các cuộc thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch, đột xuất, điều tra xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp của các bộ, ngành. Đồng thời, đề nghị trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công Thương và các các cơ quan liên quan hợp tác trong các lĩnh vực: Tiến hành tập huấn cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan; tham gia kiểm tra các đơn bị bán thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y; phát hiện tố giác các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc không bảo đảm chất lượng; thực hiện nghiêm chế tài người vi phạm.../.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Ai Cập  (05/11/2013)
Công điện ứng phó áp thấp trên Biển Đông  (05/11/2013)
Ngày 6-11 xử tái thẩm vụ "chung thân do giết người" ở Bắc Giang  (05/11/2013)
Thông cáo số 12 Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII  (05/11/2013)
Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  (05/11/2013)
Đoàn đại biểu Hội Cựu chiến binh Việt Nam thăm Lào  (05/11/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay