Nhật Bản và Nga nhất trí hợp tác trong lĩnh vực an ninh
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cùng hai người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và Sergei Shoigu đã đạt được các thỏa thuận trên trong cuộc họp ngoại giao - quốc phòng (2+2) lần đầu tiên giữa hai nước về vấn đề an ninh tổ chức tại Tokyo.
Theo hãng thông tấn Kyodo, cuộc họp được tổ chức nhằm xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia trong bối cảnh Tokyo nỗ lực thúc đẩy đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài, vốn ngăn trở hai nước ký hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Phát biểu với giới báo chí sau cuộc họp, Ngoại trưởng Kishida cho biết Nhật Bản và Nga nhất trí đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và giao lưu con người.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Kishida cho rằng cuộc họp đã mở ra “một trang mới cho hợp tác Nhật - Nga về an ninh và quốc phòng”, đồng thời nhấn mạnh rằng việc đi sâu hợp tác trong lĩnh vực này sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Lavrov cho biết các bộ trưởng cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan tới an ninh khu vực Đông Á, trong đó có vấn đề bán đảo Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ, chống tội phạm ma túy và tội phạm xuyên biên giới.
Ông Lavrov cho biết hai bên đã nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề sẽ đáp ứng lợi ích của cả hai nước.
Các bộ trưởng đã nhất trí tổ chức các cuộc diễn tập chung về chống khủng bố và cướp biển giữa Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản và Hải quân Nga. Hai nước cũng sẽ hợp tác thảo luận về an ninh và giảm nhẹ thiên tai trong các khuôn khổ đa phương như Hội nghị cấp cao Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN, đồng thời chia sẻ thông tin trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng tìm kiếm sự đồng cảm từ phía Nga về các chính sách an ninh của mình, trong đó có kế hoạch thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia theo mô hình của Mỹ cũng như các động thái trong Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hướng tới cho phép Nhật Bản thực thi quyền tự vệ tập thể.
Trong khi đó, Nga đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về hệ thống lá chắn tên lửa do Nhật và Mỹ phối hợp phát triển.
Các bộ trưởng nhất trí tổ chức thường xuyên các cuộc họp 2+2 giữa hai nước, cuộc họp tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2014 tại Moskva.
Trước đó, trong cuộc hội đàm ngày 01-11 trước thềm cuộc họp 2+2, Ngoại trưởng Kishida và Ngoại trưởng Lavrov đã nhất trí tổ chức một cuộc họp thứ trưởng ngoại giao hai nước vào một thời điểm trong khoảng từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2-2014 để thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Vòng đàm phán đầu tiên giữa thứ trưởng ngoại giao hai nước về vấn đề này đã được tổ chức tại Moskva hồi tháng Tám vừa qua.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Kishida sẽ đến Nga trong mùa Xuân tới, theo sự nhất trí giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng Tư vừa qua về việc các ngoại trưởng luân phiên thực hiện các chuyến công du đến hai nước tối thiểu một lần trong một năm.
Ngoài Nga, Nhật Bản đã thực hiện cơ chế họp 2+2 với Mỹ và Australia. Trong khi đó, Nga đã thực hiện cơ chế này với Mỹ, Anh, Pháp và Italy./.
Đức và Brazil muốn Liên hợp quốc ngăn hoạt động do thám  (03/11/2013)
Thông cáo số 10 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (03/11/2013)
NATO bắt đầu cuộc tập trận chiến lược lớn nhất  (03/11/2013)
Bộ trưởng Trần Đại Quang kết thúc chuyến thăm Ấn Độ  (03/11/2013)
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận  (03/11/2013)
Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (02/11/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay