Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các lãnh đạo Pháp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp thời gian qua đã đạt được những bước tiến quan trọng và ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực như trao đổi đoàn, đào tạo, quân y, công nghiệp quốc phòng...
Khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác quốc phòng với Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tăng cường trao đổi, thảo luận và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược quốc phòng hai nước, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ Việt Nam trong chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Le Drain bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ Pháp - Việt đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ về quốc phòng đã phát triển và trở thành trụ cột; tin tưởng sau khi hai nước nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược sẽ mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác mới trong quốc phòng.
Bộ trưởng Le Drain khẳng định phía Pháp sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ, khoa công nghệ quân sự...
Tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam và Pháp sẽ chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược là kết quả của bề dày quan hệ giữa hai nước, trong đó quan hệ truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác có tính chất đặc biệt giữa hai Đảng có một vai trò hết sức quan trọng.
Cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu mà Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp đã dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng việc tăng cường quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả, các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Bí thư Pierre Laurent bày tỏ mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hai đảng qua trao đổi các đoàn nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm nhất là về xây dựng Đảng cũng như sự hợp tác trên các lĩnh vực khác, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Pháp.
Bí thư Pierre Laurent tin tưởng tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai đảng và nhân dân hai nước vốn phong phú trong quá khứ, sẽ phát triển mạnh mẽ và thiết thực trong tương lai.
Phát biểu tại buổi tiếp đoàn Hội Hữu nghị Pháp - Việt do Chủ tịch Patrice Jorland dẫn đầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cám ơn và đánh giá cao sự gắn bó, tình đoàn kết và sự giúp đỡ quý báu của Hội hữu nghị Pháp - Việt, trong đó có vai trò của Chủ tịch Patrice Jorland đã dành cho Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây của Nhân dân Việt Nam và trong xây dựng đất nước ngày nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam coi Hội hữu nghị Pháp - Việt là một kênh trao đổi thông tin nhằm tăng cường niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa Việt Nam và Pháp.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Hội Hữu nghị Pháp - Việt và ông Patrice Jorland tiếp tục là những cầu nối hữu hiệu để giúp cho bạn bè Pháp nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung ngày càng hiểu và yêu mến Việt Nam hơn nữa, đóng góp thiết thực cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước và hai dân tộc Việt Nam và Pháp.
Đánh giá cao chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Patrice Jorland cho rằng chuyến thăm là dấu mốc mới trọng quan hệ hai nước, đặc biệt là việc hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược.
Chủ tịch Patrice Jorland cho biết hoạt động hiện nay của Hội hữu nghị Pháp - Việt đang giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, giải quyết các vấn đề phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo, công nghiệp hóa đất nước..., cũng như vai trò thúc đẩy quan hệ Pháp - Việt thông qua các hội thảo chuyên đề, qua việc vận động chính quyền địa phương, hội đoàn và doanh nghiệp của Pháp.
Chủ tịch Patrice Jorland khẳng định, Hội Hữu nghị Pháp - Việt sẽ tiếp tục là cầu nối hữu hiệu thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước./.
Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 5,14%  (25/09/2013)
"Việt kiều luôn làm cầu nối hữu nghị Việt Nam và Pháp"  (25/09/2013)
Việt - Nhật tăng cường quan hệ giữa 2 đảng cộng sản  (25/09/2013)
Ấn Độ coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam  (25/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển