"Việt kiều luôn làm cầu nối hữu nghị Việt Nam và Pháp"
Chiều 24-9 (theo giờ Việt Nam), Lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được tổ chức trọng thể tại Điện Invalides ở thủ đô Paris.
Ngay sau Lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm quan Không gian Hồ Chí Minh tại Công viên Montreau, thành phố Montreuil.
Ghi lưu bút vào Sổ lưu niệm tại Không gian Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: “Tôi vô cùng xúc động và vinh dự được quay trở lại không gian Hồ Chí Minh vào thời khắc quan trọng của quan hệ Việt Nam - Pháp, nhân dịp hai nước chính thức nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược sau 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và dày công vun đắp cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, mối quan hệ bình đẳng giữa hai Nhà nước. Chúng ta đời đời nhớ ơn Người”.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ khai trương Trụ sở mới Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp; gặp gỡ và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Pháp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mặc dù nguồn lực đất nước còn khiêm tốn, nhưng Chính phủ rất quan tâm đến cơ ngơi của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Pháp nhằm thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong quan hệ với Pháp, tương xứng với tầm vóc quan hệ mới giữa hai nước.
Thủ tướng đề nghị cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp và bên cạnh tổ chức UNESCO nhanh chóng ổn định tổ chức và bảo đảm công tác; đồng thời gìn giữ tốt trụ sở cũ của Đại sứ quán, nơi đã chứng kiến nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, nơi bà con Việt Kiều tại Pháp đã đóng góp xây dựng bằng công sức của mình và đã là địa chỉ tin cậy cho các sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
Đề cập đến quan hệ Việt - Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết thời gian qua, mối quan hệ này đã được mở rộng và phát triển trên mọi lĩnh vực. Pháp coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, hợp tác tốt tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và có nhiều cơ chế hợp tác. Lãnh đạo cấp cao hai nước đều nhất trí rằng đây là thời điểm phù hợp nâng quan hệ Việt - Pháp lên Đối tác chiến lược nhằm đưa hợp tác song phương giữa hai nước phát triển đi vào chiều sâu.
Thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước tình hình cộng đồng Việt Nam ở Pháp hòa nhập tốt vào xã hội sở tại và có nhiều đóng góp cho đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn bà con Việt kiều luôn đoàn kết giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc và làm cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp; mong muốn mỗi cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp sẽ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, gắn bó mật thiết và hết mình hỗ trợ bà con Việt sinh sống, làm ăn và học tập ở nước sở tại.
Theo chương trình, tối 24-9 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tới thăm và có bài phát biểu tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp và tiếp một số quan chức Pháp./.
Việt - Nhật tăng cường quan hệ giữa 2 đảng cộng sản  (25/09/2013)
Ấn Độ coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam  (25/09/2013)
Nét đặc sắc về văn hóa trong phong cách giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (25/09/2013)
Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp: Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng  (25/09/2013)
Quan hệ đối tác chiến lược Việt - Anh phát triển sâu rộng  (24/09/2013)
Lãnh đạo Việt Nam Điện mừng các lãnh đạo Campuchia  (24/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển