"Có thể nhân rộng viet-phap.vn thành website mẫu"
Giao diện trang http://www.anneefrancevietnam.com. (Ảnh: Vietnam+) |
Ông Phạm Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã trao đổi với phóng viên Vietnam+ về vấn đề này.
- Trong những năm qua, công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam đã có bước tiến đáng kể, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế với hàng hoạt những ấn phẩm đa dạng loại hình, cách thể hiện. Xin ông chia sẻ về lý do thành lập chuyên trang viet-phap.vn?
Ông Phạm Minh Giang: Trong 40 năm qua, quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Pháp đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ…
Năm 2013 là mốc kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973 - 2003) và Chính phủ hai nước đã có chủ trương tổ chức các sự kiện kỷ niệm mối quan hệ này. Một trong những sự kiện đó chính là việc hai Chính phủ nhất trí mỗi nước sẽ xây dựng trang web tuyên truyền cho mốc thời gian kỷ niệm. Phía Pháp xây dựng trang web tại địa chỉ http://www.anneefrancevietnam.com.
Về phía Việt Nam, được sự nhất trí của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao Cục thông tin Đối ngoại xây dựng chuyên trang viet-phap.vn trên Trang thông tin điện tử đối ngoại Vietnam.vn.
Để xây dựng trang viet-phap.vn, Cục Thông tin Đối ngoại đã phối hợp với Báo điện tử VietnamPlus (thuộc Thông Tấn xã Việt Nam) xây dựng nội dung bằng hai ngôn ngữ Việt-Pháp.
- Nội dung của trang thông tin viet-phap.vn sẽ là gì, thưa ông?
Ông Phạm Minh Giang: Viet-phap.vn không phải là một tờ báo điện tử, mà là kênh thông tin chính thống, giúp mọi người thông tin một cách chính xác và đa dạng nhất.
Thông tin chủ yếu trên viet-phap.vn là về hoạt động của hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp nâng tầm hiểu biết và hợp tác toàn diện về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục, khoa học kỹ thuật…
Viet-phap.vn sẽ giúp thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trong công chúng Pháp, cộng đồng người Việt tại Pháp cũng như giúp độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn về văn hóa, con người Pháp.
Bên cạnh đó, chuyên trang sẽ giúp độc giả tra cứu thông tin về mọi lĩnh vực của hai quốc gia như thông tin về hợp tác kinh tế, văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng vị trí, vai trò, tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam đến cộng đồng nói tiếng Pháp để giúp các doanh nghiệp tìm cơ hội hợp tác…
Hình thức tuyên truyền trên trang viet-phap.vn là cả bằng nội dung văn bản lẫn hình ảnh và video.
Giao diện chuyên trang www.viet-phap.vn. (Ảnh: Vietnam+) |
- Được biết, trang thông tin viet-phap.vn sẽ được duy trì đến hết năm 2014. Vậy, hướng phát triển tiếp theo sẽ như thế nào?
Ông Phạm Minh Giang: Đúng theo kế hoạch, viet-phap.vn sẽ kết thúc vào cuối 2014. Tuy nhiên, dù mới khai trương nhưng về mặt chuyên môn và mức độ cần thiết của thông tin đối ngoại, chúng tôi thấy sự cần thiết phải duy trì chuyên trang này.
Viet-phap.vn sẽ giúp việc thông tin chính thống, toàn diện về mối quan hệ giữa hai quốc gia, sau này mở rộng ra các nước trong cộng đồng nói tiếng Pháp sẽ là rất tốt.
Khi hết thời gian nói trên, chúng tôi sẽ kiến nghị và mong được các cấp từ Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện để chúng tôi tiếp tục thực hiện chuyên trang này cũng như có cơ chế phối hợp về thông tin với các đơn vị như Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán các nước, Thông Tấn xã Việt Nam…
Tôi tin rằng, về lâu dài chúng ta hoàn toàn có thể nhân rộng trang viet-phap.vn thành hình mẫu để phát triển các trang tương tự về quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
- Xin cảm ơn ông!
Phần Lan muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Việt Nam  (23/09/2013)
Cần ban hành luật để siết chặt quản lý đầu tư công  (23/09/2013)
Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược  (23/09/2013)
Ban chỉ đạo Trung ương làm việc tại tỉnh Cần Thơ  (23/09/2013)
Thủ tướng thăm Pháp và tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc  (23/09/2013)
Có hay không “sân sau” của cán bộ?  (23/09/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên