Thủ tướng thăm Pháp và tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc
Tham gia đoàn có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và Thứ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính; Văn hóa -Thể thao và Du lịch...
Đưa quan hệ Việt - Pháp lên tầm cao mới
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Theo đó, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác như: Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng, đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế , hội nghị hợp tác phi tập trung. Hai bên cũng hợp tác tốt tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hiệp quốc, ASEM, ASEAN-EU...
Hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Pháp. Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Đức và Anh). Trao đổi thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,2 tỷ USD, trong đó hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp chủ yếu là giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản và máy móc thiết bị, linh kiện điện tử.
Tính đến 31-12-2012, Pháp đứng thứ 2 trong các nước châu Âu (sau Hà Lan) và đứng thứ 15 trong tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 375 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 3 tỷ USD.
Hiện Pháp luôn giữ vị trí là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam cuối năm 2012, Pháp cam kết cấp gần 340 triệu USD cho Việt Nam trong năm 2013.
Hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, nông nghiệp, pháp luật, an ninh - quốc phòng... cũng đạt được những kết quả hết sức tích cực. Bên cạnh đó, Pháp luôn coi giáo dục và đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong lĩnh vực quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới.
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân tới Cộng hòa Pháp (từ 24 đến 26-9-2013), đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu, thành viên G8 và Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm khẳng định tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt - Pháp, góp phần làm sâu sắc và đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, nâng cao vị thế của Việt Nam ở châu Âu.
Việt Nam - Thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên hợp quốc
Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 là dịp kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và khởi động tiến tình xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển của Liên hợp quốc sau năm 2015 và xây dựng các Mục tiêu phát triển bền vững với chủ đề được đề xuất là: “Đặt nền tảng xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015”.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 68 nhằm tiếp tục triển khai sâu rộng đường lối hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên hợp quốc, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc nói chung và với các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc nói riêng.
Bên cạnh đó, các hoạt động tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề Phiên thảo luận Cấp cao là cơ hội để tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ song phương đi vào chiều sâu và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với tiến trình phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Tại Phiên thảo luận Cấp cao của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 vào ngày 27-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bài phát biểu chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, trong đó nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin chiến lược góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới; thể hiện Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và có hiệu quả vào công việc chung của Liên hợp quốc./.
Có hay không “sân sau” của cán bộ?  (23/09/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ 16 đến 22-9  (23/09/2013)
Tưởng niệm 713 năm Ngày mất Hưng Đạo đại vương  (22/09/2013)
Nhật Bản chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang ASEAN  (22/09/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên