Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ác-hen-ti-na
Ngày 20-9-2013, tại Cung Xan Mác-tin (San Martín) ở thủ đô Bu-ê-nốt Ai- rết (Buenos Aires), Bộ Ngoại giao Ác-hen-ti-na đã tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ác-hen-ti-na và Việt Nam.
Ngoại trưởng Ác-hen-ti-na Ếch-tô Ti-méc-man (Héctor Timerman) và Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta Hoàng Tuấn Anh đã chủ trì buổi lễ. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam tại Hạ viện Hu-li-a Ác-hen-ti-na Pê-ri-ê (Julia Argentina Perié), Quốc vụ khanh về ngoại thương thuộc Bộ Kinh tế Bê-a-tri-xơ Pa-gli-ê-ri (Beatriz Paglieri), nhiều quan chức của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa và Bộ khoa học Ác-hen-ti-na cùng các vị đại sứ trong đoàn ngoại giao.
Các thành viên đoàn đại biểu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đang ở thăm Ác-hen-ti-na và dự sự kiện "Những ngày Việt Nam tại Ác-hen-ti-na" cũng tham dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Ngoại trưởng Ếch-tô Ti-méc-man nêu bật những bước phát triển trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị, nông nghiệp, năng lượng, khoa học, công nghệ, thương mại, cũng như trong lĩnh vực nhân đạo. Ông cũng nêu rõ mối quan tâm của Ác-hen-ti-na phát triển quan hệ chiến lược với Việt Nam thể hiện qua chuyến thăm Việt Nam đầu năm nay của Tổng thống Cri-xti-na Phéc-nan-đết (Cristina Fernández) và cho biết Ác-hen-ti-na chờ đón Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm quốc gia Nam Mỹ này trong năm tới.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Ác-hen-ti-na nhấn mạnh kỷ niệm bốn thập kỷ quan hệ ngoại giao là dịp tốt để hai bên tái khẳng định cam kết phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác và thực hiện các dự án chung trong những năm tới.
Về phần mình, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh bày tỏ sự vui mừng nhận thấy trong 40 năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng được tăng cường và củng cố trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội... Đặc biệt, văn hóa được coi là cầu nối quan trọng góp phần thắt chặt tình đoàn kết, sự gắn bó vững chắc giữa chính phủ và nhân dân hai nước.
Bộ trưởng bày tỏ hy vọng việc tổ chức sự kiện "Những ngày Việt Nam tại Ác-hen-ti-na" trong tháng Chín này và "Tuần văn hóa Ác-hen-ti-na tại Việt Nam" vào tháng 11 tới sẽ góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước và mở ra hướng phát triển mới trong quan hệ giao lưu văn hóa, đặc biệt trong việc phối hợp tổ chức giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi nước.
Việt Nam và Ác-hen-ti-na chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25-10-1973. Cho đến nay hai nước đã ký nhiều văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục năng lượng, nông nghiệp... Giao thương giữa hai nước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, với kim ngạch lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD trong năm 2011.
Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Ác-hen-ti-na, trong 8 tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 1 tỷ 92 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam xuất sang Ác-hen-ti-na chủ yếu là giày dép, hàng điện tử, cao su, hàng dệt may và nhập phần lớn là thức ăn gia súc và nguyên liệu; dầu mỡ động, thực vật; hạt giống; nguyên, phụ liệu dệt, may, da, giày; tân dược …
Cùng ngày, một cuộc triển lãm với chủ đề “Việt Nam: Đất nước, con người và trang phục truyền thống” đã khai mạc tại Bảo tàng Evita ở thủ đô Bu-ê-nốt Ai- rết với sự chứng kiến của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách văn hóa và hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa Ác-hen-ti-na Mô-ni-ca Goa-ri-gli-ô (Mónica Guariglio), và Giám đốc Bảo tàng Evita Na-ta-li-a Ni-ê-ren-béc-giơ (Evita Natalia Nierenberger).
Triển lãm tập hợp hơn 50 bức ảnh giới thiệu một đất nước Việt Nam xinh đẹp với những con người cần cù, chịu thương, chịu khó. Các bức ảnh đưa người xem đi dọc suốt chiều dài đất nước hình chữ “S”, từ miền sơn cước xa xôi với những cánh đồng lúa bậc thang đẹp như tranh vẽ đến miền hải đảo hùng vĩ, cố đô Huế cổ kính, êm đềm và nên thơ, thủ đô Hà Nội với Hồ Gươm yên bình trong những giọt sương mai, hay Thành phố Hồ Chí Minh năng động và phát triển. Triển lãm còn trưng bày một số bức ảnh do các phóng viên Việt Nam chụp ghi lại những bước phát triển quan trọng trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Ác-hen-ti-na.
Mặc khác, tại triển lãm, các khán giả cũng có cơ hội chiêm ngưỡng những bộ trang phục dân tộc đặc sắc, phản ánh phong tục, cách sống, kỹ thuật tinh xảo, tài tình khéo léo cũng như quan niệm thẩm mỹ của mỗi dân tộc; và một số tác phẩm sơn mài truyền thống của Việt Nam.
Triển lãm sẽ mở cửa tới ngày 3-10. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ "Những ngày Việt Nam tại Ác-hen-ti-na" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa Ác-hen-ti-na tổ chức.
Mở đầu cho sự kiện này là "Tuần phim Việt Nam" được tổ chức từ ngày 12 đến 18/9, trong đó công chúng yêu điện ảnh Ác-hen-ti-na có dịp thưởng thức bảy bộ phim truyện đã đoạt giải quan trọng trong nước cũng như quốc tế. Đây là lần đầu tiên một tuần phim Việt Nam được tổ chức tại Ác-hen-ti-na và hoạt động văn hóa này đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng quan tâm tới điện ảnh Việt Nam.
Cũng trong khuôn khổ "Những ngày Việt Nam tại Ác-hen-ti-na", đoàn nghệ thuật của Dàn nhạc Dân tộc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Nghệ sĩ ưu tú Phạm Ngọc Khôi đã trình diễn một chương trình đặc sắc, được công chúng Ác-hen-ti-na đánh giá cao./.
Tình đoàn kết Việt Nam – Campuchia là tài sản vô giá  (21/09/2013)
Yên Bái vươn lên theo lời Bác dặn  (21/09/2013)
Yên Bái vươn lên theo lời Bác dặn  (21/09/2013)
Hội nghị giao ban cụm Tây Bắc về thực hiện Chỉ thị 03  (21/09/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới  (21/09/2013)
Trưng bày tư liệu quý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa  (21/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển