Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN về thu hút khách du lịch quốc tế
Theo báo cáo giám sát tiến bộ của cộng đồng ASEAN năm 2012 (ACPMS 2012) và theo Niên giám của Tổng cục Thống kê, năm 2000 lượng khách quốc tế đến Việt Nam mới chỉ đạt 2,13 triệu khách, đã tăng lên hơn 6 triệu khách, gấp 2,8 lần vào năm 2011. Trong quá trình phát triển, số lượng khách du lịch chỉ bị suy giảm mạnh vào năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng ngay sau đó, ngành du lịch đã phục hồi nhanh chóng hơn cả mong đợi vào năm 2010, tăng lên 2 con số (33,9%), cao nhất trong khu vực.
Tuy nhiên, lựa chọn tới Việt Nam của các nhóm khách du lịch tương đối khác nhau. Lượng khách ngoài khối ASEAN vào Việt Nam chiếm đa số, khoảng 88% tổng số khách du lịch, trong khi khách du lịch đến từ các nước thành viên ASEAN chỉ chiếm khoảng 12%.
Việt Nam là lựa chọn thứ 4 làm điểm đến của khách du lịch ngoài khối ASEAN chỉ sau Thái Lan, Singapore, Malaysia. Tuy nhiên, số lượt khách trong khối ASEAN năm 2011 chỉ đứng thứ 6 mặc dù tốc độ tăng bình quân của Việt Nam chỉ khá cao (6,4%/năm). Xu thế đối lập giữa hai nhóm khách du lịch này sẽ thay đổi trong tương lai do tốc độ tăng của khách du lịch trong khối ASEAN ngày càng tăng so với nhóm còn lại và có xu hướng tiếp tục tăng.
Báo cáo cũng nêu rõ, về mặt kinh tế, chi tiêu của khách du lịch tại Việt Nam năm 2011 chiếm 4,5% GDP và 63,3% doanh thu xuất khẩu dịch vụ. Xuất khẩu du lịch chiếm 65,7% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ. Trong giai đoạn 2005 - 2011, ngành du lịch luôn xuất siêu, đạt đỉnh vào năm 2011 với 4 triệu USD. So với các nước trong khu vực, xuất khẩu du lịch Việt Nam đứng ở nhóm trung bình cùng với Indonesia và Philippines.
Kết quả khả quan của ngành du lịch Việt Nam có được là nhờ vào thế mạnh như phong cảnh thiên nhiên phong phú, văn hóa đa dạng, an toàn và giá cả hấp dẫn. Theo báo cáo ACPMS 2012, giá tiêu dùng của Việt Nam theo sức mua tương đương thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để có thể thu ngắn khoảng cách phát triển ngành du lịch với các quốc gia trong khu vực để ngành du lịch Việt Nam thật sự trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”./.
Sẵn sàng ứng phó bão số 8  (17/09/2013)
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường bảo đảm an toàn hạt nhân  (17/09/2013)
Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc  (17/09/2013)
Điện thăm hỏi của Thủ tướng Lào  (17/09/2013)
Điện mừng Quốc khánh lần thứ 203 Cộng hòa Chi-lê  (17/09/2013)
Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Cuba họp lần thứ 31  (17/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển