Sẵn sàng ứng phó bão số 8
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ cơn áp thấp ngày 13-9, bão số 8 đã hình thành ngay trên vùng Biển Đông từ ngày 16-9, trên vùng biển Hoàng Sa.
Đến trưa nay, 17-9, cơn bão sát ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc, 112,3 độ Kinh Đông, cường độ khoảng cấp 9-10, có hướng di chuyển thẳng vào bờ biển Trung - Trung Bộ.
Dự báo, bão sẽ tiếp tục mạnh lên, dự kiến đổ bộ vào đêm 18, rạng sáng 19-9 trên các vùng Trung - Trung Bộ với cường độ từ cấp 8-9.
Cùng với đó, mưa đi theo dải nhiệt đới kéo dài nên sẽ có trước bão, tập trung vào sáng 18-9 và kéo dài 3-4 ngày (có thể đến 20-9) trên diện rộng, tập trung ở Bắc và Trung - Trung Bộ, có nơi sẽ đạt 400-500 mm. Kết hợp triều cường, nước dâng, mưa sẽ đe dọa gây ngập úng ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Tổng cục Thủy lợi và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có báo cáo riêng về tình hình các hồ chứa. Trong những ngày qua, mưa rải rác, trải đều khu vực từ 35-55mm, các sông khu vực miền Trung, Tây Nguyên đều lên mức báo động từ 1-3. Theo lệnh điều độ, các hồ chứa lớn đều đang trong tiến trình xả nước. Tuy nhiên, các hồ chứa thủy lợi Trung Bộ đang ở mức thấp, các hồ khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng chỉ ở mức tương đối cao, 70% dung tích thiết kế.
Đặc biệt, Tổng cục Thủy lợi lưu ý rằng có “nguy cơ mất an toàn cao” ở 53 hồ thủy lợi cỡ nhỏ, chủ yếu ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Tuy nhiên, các địa phương cơ bản đã hoàn thành thu hoạch lúa Hè Thu, lúa mùa, hầu hết các địa phương đã gặt đạt 90% diện tích.
Công tác kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền cũng đã được triển khai và đến thời điểm này chỉ còn 11 tàu đang hoạt động ở khu vực Hoàng Sa và đang được hướng dẫn di chuyển tới khu vực an toàn.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương, lực lượng biên phòng tiếp tục thông tin, kêu gọi và yêu cầu các phương tiện đang ảnh hưởng của vùng bão di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, được xác định từ Quảng Bình đến Phú Yên, tổ chức neo đậu, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi bão vào bờ, chằng chống nhà cửa, sơ tán khỏi lồng bè thủy sản, các vùng xung yếu, nguy cơ cao.
Nhấn mạnh vấn đề mưa kéo dài và diện rộng, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ, ngành chủ hồ thường xuyên kiểm tra an toàn hồ đập, đê điều, nhất là việc vận hành xả nước theo quy định để bảo đảm an toàn công trình và tăng hiệu quả cắt lũ, chuẩn bị chống úng cho các vùng có khả năng bị ngập úng.
Riêng số lượng 53 hồ thủy lợi yếu, nguy cơ cao được yêu cầu chỉ rõ tên và có văn bản yêu cầu địa phương lưu ý đặc biệt, kiểm tra, trực thường xuyên để bảo đảm an toàn trong cơn bão./.
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường bảo đảm an toàn hạt nhân  (17/09/2013)
Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc  (17/09/2013)
Điện thăm hỏi của Thủ tướng Lào  (17/09/2013)
Điện mừng Quốc khánh lần thứ 203 Cộng hòa Chi-lê  (17/09/2013)
Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Cuba họp lần thứ 31  (17/09/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên