Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa là tấm gương cho giới khoa học
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã khẳng định như vậy tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa (13-9-1913 - 13-9-2013) do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tỉnh ủy Vĩnh Long, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội ngày 13-9.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: “Dù ở cương vị nào, ông Trần Đại Nghĩa luôn thể hiện tinh thần tận tụy, gương mẫu, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, tinh thần lao động quên mình để cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc".
Với tài năng khoa học xuất sắc, đức độ, khiêm nhường, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều công trình, kinh nghiệm quý báu về khoa học và nhân cách của một nhà khoa học Anh hùng. Tên của ông đã được đặt cho nhiều ngôi trường và đường phố tại thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 20-5-1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định thành lập Viện Khoa học Việt Nam trực thuộc Chính phủ; Bộ Chính trị đã quyết định giao nhiệm vụ cho Giáo sư, Viện sỹ, hàm Bộ trưởng làm Viện trưởng đầu tiên. Điều đó thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước đối với Viện Khoa học Việt Nam trong lĩnh vực khoa học của Việt Nam.
Đồng chí Đinh Thế Huynh bày tỏ: “Tôi rất vui mừng trước những bước phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng như những đóng góp to lớn của Viện đối với sự nghiệp khoa học nước nhà. Viện đã có những nghiên cứu và thành công nổi bật trong thời gian gần đây như phóng thành công vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSAT – 1, thử nghiệm thành công máy bay không người lái. Đảng, Nhà nước đã quyết định đổi tên Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đó cũng chính là mong ước của Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa".
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng, các nhà khoa học Việt Nam nói chung “nỗ lực phấn đấu, noi theo tấm gương tận tụy, gương mẫu, đem hết tài năng và tâm huyết cống hiến cho khoa học, cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc, của Đảng như Nhà khoa học Anh hùng Trần Đại Nghĩa; tiếp tục và bồi đắp thêm hoài bão của ông để công hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp khoa học nước nhà, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa - người đã cống hiến trọn đời cho khoa học và trên hết là cho Tổ quốc; không màng chức vụ và danh lợi; từ bỏ cuộc sống xa hoa ở nước Pháp trở về tham gia hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ góp phần giành lại độc lập, tự do cho non sông, đất nước.
Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam; ông Thành Đức, thư ký của Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa; đại diện gia đình Giáo sư cùng nhiều đại biểu đã xúc động ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên về nhà khoa học Anh hùng với lòng biết ơn và niềm cảm phục sâu sắc…
Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13-9-1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông mồ côi cha từ khi mới bảy tuổi, việc ăn học của ông do mẹ và chị gái tần tảo nuôi dưỡng, chăm lo.
Năm 1933, ông thi đỗ thủ khoa hai bằng là Tú tài Việt và Tú tài Tây. Vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ học tiếp.
Năm 1935, ông sang Pháp du học và tốt nghiệp kỹ sư, cử nhân toán tại các trường Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó, ông ở lại Pháp làm việc tại Viên nghiên cứu máy bay, rồi sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí với mong ước tích lỹ thêm nhiều kiến thức để sau này phục vụ Tổ quốc.
Năm 1946, theo tiếng gọi của cách mạng và lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ tiền tài, danh vọng trở về nước, lên chiến khu Việt Bắc, nhịp bước cùng những đoàn quân chiến đấu để nghiên cứu, chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến. Ông đã được Bác Hồ đặt tên Trần Đại Nghĩa. Từ đó, tên tuổi của Trần Đại Nghĩa đã trở thành dấu son trong lịch sử ngành chế tạo vũ khí Việt Nam.
Ông đã được Đảng, Nhà nước giao đảm nhiệm các cương vị: Cục trưởng Cục pháo binh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Tên tuổi của ông gắn liền với những chiến công vang dội của quân đội Việt Nam với những vũ khí như súng badôca, SKZ, bom bay; cải tiến nâng tầm bắn của tên lửa Sam II (do Liên Xô sản xuất) tiêu diệt siêu pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ…
Ông đã được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách như Thứ trưởng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.
Ông được phong quân hàm Thiếu tướng ở tuổi 35 và là một trong mười vị tướng đầu tiên của quân đội Việt Nam; được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996 và trở thành Viện sỹ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1966./.
Thủ tướng Singapore kết thúc tốt đẹp thăm Việt Nam  (13/09/2013)
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (13/09/2013)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý Luật phá sản sửa đổi  (13/09/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh rất coi trọng hợp tác với Cuba về tư pháp  (13/09/2013)
Thúc đẩy hợp tác lao động, đào tạo nghề Việt Nam - Angola  (13/09/2013)
Việt - Nhật tăng cường hợp tác về giao thông vận tải  (13/09/2013)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên