Phòng chống lạm dụng và buôn bán ma túy
* Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) đã phát đi thông điệp kêu gọi chính phủ các nước, các cơ quan truyền thông và các tổ chức xã hội cùng hành động và nêu cao tinh thần trách nhiệm nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người và xã hội, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến chống buôn bán chất cấm này.
Trong thông điệp từ trụ sở Liên hợp quốc tại Niu Yoóc (New York), Tổng thư ký Ban Ki Mun đã nêu rõ tác hại của việc sử dụng và buôn bán ma túy đối với sự phát triển của nhân loại, đe dọa đến sức khỏe và sự an toàn của thế hệ thanh niên. Ông cho rằng tội phạm xuyên biên giới có liên hệ với buôn bán ma túy là một thách thức, đòi hỏi các quốc gia cần tăng cường hợp tác và có những giải pháp đấu tranh quyết liệt.
Liên quan đến các giải pháp, Tổng thư ký Ban Ki Mun nhấn mạnh trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn các nhóm tội phạm có tổ chức và buôn bán ma túy. Bên cạnh đó, đối với những người nông dân sống phụ thuộc vào gieo trồng cây thuốc phiện, người đứng đầu tổ chức đa quốc gia trên đã đề xuất các chương trình phát triển tạo ra nguồn thu nhập thay thế. Ông cho rằng xã hội cần xóa bỏ sự kỳ thị và chung tay hỗ trợ những người sử dụng và nghiện ma túy.
Cũng trong thông điệp này, Tổng thư ký Ban Ki Mun cho rằng cách giải quyết vấn đề lạm dụng ma túy và sự lây nhiễm HIV/AIDS do tiêm chích không an toàn thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe, bảo đảm quyền con người và có căn cứ khoa học là hướng đi duy nhất đúng đắn và hợp lý. Ngoài ra, ông nêu rõ cộng đồng thế giới, đặc biệt là giới trẻ, cần phải có biện pháp đối phó trước sự xuất hiện của các chất gây nghiện mới, trong số đó phần lớn những chất này lại chưa nằm trong danh mục kiểm soát của quốc tế.
* Nhân ngày Quốc tế phòng, chống lạm dụng và buôn bán ma túy, ngày 26-6 tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố báo cáo tình hình ma túy thế giới năm 2013, trong đó đã nhấn mạnh đến sự gia tăng đáng báo động các chất hướng thần mới.
Phát biểu tại buổi công bố báo cáo, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: Buôn bán ma túy bất hợp pháp rõ ràng là rào cản cho phát triển. Đây là một vấn đề tội phạm xuyên biên giới đòi hỏi phải có những nỗ lực thi hành pháp luật mạnh mẽ và phối hợp nhịp nhàng trong phạm vi quốc gia cũng như giữa các nước. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và buôn bán ma túy bất hợp pháp là một trách nhiệm chung. Bà Pratibha Mehta cho biết, các tổ chức Liên hợp quốc nhận thấy các vụ bắt giữ ma túy và buôn lậu ma túy qua biên giới Việt Nam đang ngày một nhiều hơn. UNDP tại Việt Nam cũng nhận thức được mối nguy hiểm từ việc lạm dụng các chất kích thích dạng amphetamine và các chất hướng thần mới đang tăng lên trong thanh niên Việt Nam. Do đó, tất cả mọi người hãy giúp các bạn trẻ hiểu rõ những tác hại tiềm tàng của việc lạm dụng những chất này.
Trình bày báo cáo tình hình ma túy thế giới năm 2013, bà Zhuldyz Akisheva, Giám đốc Quốc gia Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cho biết: Nhìn chung, tình hình sử dụng ma túy trên thế giới không có nhiều xáo trộn. Số lượng người sử dụng ma túy ước tính tăng hằng năm phần lớn là do sự tăng lên của dân số thế giới. Tuy nhiên, việc lạm dụng chất ma túy, đặc biệt là sử dụng kết hợp các dược phẩm do bác sỹ kê đơn và các chất bị cấm tiếp tục là một thực tế đáng lo ngại. Các chất hướng thần mới xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường cũng đang trở thành mối quan ngại lớn về y tế công cộng, không chỉ vì các chất này được sử dụng ngày càng nhiều mà còn bởi vì hiện vẫn thiếu các nghiên cứu khoa học cũng như hiểu biết về các tác dụng tiêu cực của chúng.
Giới thiệu những phát hiện chính của báo cáo tình hình ma túy thế giới năm 2013, trong bối cảnh của Việt Nam, bà Zhuldyz Akisheva cho biết: tính đến cuối năm 2012, số người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý khoảng 172.000 người (96% nam và 4% nữ). Một nửa số người sử dụng ma túy trong độ tuổi 16-29, 49,8% người dùng trên 29 tuổi và 0,02% dưới 16 tuổi. Tỷ lệ các loại ma túy được sử dụng: 84% dùng heroin, 6,5% ma túy tổng hợp, 6,4% dùng thuốc phiện, cần sa là 1,6%, 0,3% là dược chất gây nghiện và 0,5% loại khác. Tính đến cuối năm 2012, có 272.372 người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam, khoảng một nửa trong số họ là người sử dụng ma túy.
Nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống ma túy ở Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống ma túy đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống và kiểm soát ma túy trong giai đoạn 2012 – 2015; Nghị định 95/2012/NĐ-CP Quy định về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trong năm 2012, Việt Nam đã tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung để ngăn chặn, trấn áp và trừng trị tội buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Việt Nam là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về phòng chống ma túy./.
Bộ Ngoại giao Việt Nam và Argentina tham khảo chính trị  (26/06/2013)
Việt Nam tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46  (26/06/2013)
Nâng tầm quan hệ song phương Việt Nam - Indonesia  (26/06/2013)
Hội nghị bàn tròn về đầu tư, thương mại Ấn Độ - Việt Nam  (26/06/2013)
Braxin nỗ lực ổn định tình hình trong nước  (26/06/2013)
Trung Quốc - Liên minh châu Âu đối thoại nhân quyền  (26/06/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên