Inđônêxia và Cuba thảo luận về hợp tác liên khu vực ASEAN - CELAC
21:26, ngày 25-05-2013
Theo phóng viên TTXVN tại Giacácta, Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia Mácti Natalêgaoa (Mácti Natalêgaoa) ngày 24-5 đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Cuba Brunô Rôđrighết Parigia (Bruno Rodriguez Parilla) đang ở thăm Inđônêxia, trong đó tập trung thảo luận về khả năng hợp tác giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribê (CELAC) mà Cuba hiện đang là Chủ tịch.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm, Bộ trưởng Mácti Natalêgaoa cho biết hai bên đã dành ưu tiên cho vấn đề hợp tác liên khu vực giữa ASEAN và CELAC. Đây cũng là nội dung chính được đề cập trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Brunô Rôđrighết Parigia và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh vào buổi tối cùng ngày.
Về việc mở rộng hợp tác liên khu vực trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC) mà Inđônêxia và Cuba là thành viên, Bộ trưởng Mácti Natalêgaoa cho biết Inđônêxia và Côlômbia sẽ đồng chủ trì Hội nghị FEALAC lần thứ 6, sẽ được tổ chức trong tháng 6 tới Bali (Bali), Inđônêxia. FEALAC được Thủ tướng Xinhgapo Gô Chốc Tông (Goh Chok Tong) khởi xướng trong chuyến thăm Chilê hồi tháng 10-1998 và các quan chức cấp cao của hai khu vực đã tổ chức cuộc họp chung lần đầu tiên tại Xinhgapo vào năm 1999. Cuộc họp này là động lực cho việc chính thức thành lập FEALAC .
FEALAC là một diễn đàn khu vực và là kênh đối thoại chính thức, thường xuyên giữa hai khu vực Đông Á và Mỹ Latinh, bao gồm 36 quốc gia trong đó có 16 quốc gia Đông Á (10 nước thành viên ASEAN, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ và Niu Dilân) và 20 quốc gia Mỹ Latinh (Áchentina, Bôlivia, Braxin, Chilê, Cộng hòa Đôminicana, Êcuađo, En Xanvađo, Goatêmala, Ônđurát, Côlômbia, Côxta Rica, Cuba, Mêhicô, Nicaragoa, Panama, Paragoay, Pêru, Xurinam, Urugoay và Vênêxuêla).
Nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Brunô Rôđrighết Parigia, Inđônêxia và Cuba đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thể thao để nâng cao thành tích hoạt động thể thao của hai nước./.
Về việc mở rộng hợp tác liên khu vực trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC) mà Inđônêxia và Cuba là thành viên, Bộ trưởng Mácti Natalêgaoa cho biết Inđônêxia và Côlômbia sẽ đồng chủ trì Hội nghị FEALAC lần thứ 6, sẽ được tổ chức trong tháng 6 tới Bali (Bali), Inđônêxia. FEALAC được Thủ tướng Xinhgapo Gô Chốc Tông (Goh Chok Tong) khởi xướng trong chuyến thăm Chilê hồi tháng 10-1998 và các quan chức cấp cao của hai khu vực đã tổ chức cuộc họp chung lần đầu tiên tại Xinhgapo vào năm 1999. Cuộc họp này là động lực cho việc chính thức thành lập FEALAC .
FEALAC là một diễn đàn khu vực và là kênh đối thoại chính thức, thường xuyên giữa hai khu vực Đông Á và Mỹ Latinh, bao gồm 36 quốc gia trong đó có 16 quốc gia Đông Á (10 nước thành viên ASEAN, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ và Niu Dilân) và 20 quốc gia Mỹ Latinh (Áchentina, Bôlivia, Braxin, Chilê, Cộng hòa Đôminicana, Êcuađo, En Xanvađo, Goatêmala, Ônđurát, Côlômbia, Côxta Rica, Cuba, Mêhicô, Nicaragoa, Panama, Paragoay, Pêru, Xurinam, Urugoay và Vênêxuêla).
Nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Brunô Rôđrighết Parigia, Inđônêxia và Cuba đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thể thao để nâng cao thành tích hoạt động thể thao của hai nước./.
Thu nhập bình quân đầu người 2020 đạt 4.180 USD  (25/05/2013)
Người Việt ở Bắc Lào ủng hộ quân dân Trường Sa  (25/05/2013)
Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục Việt Nam – Nhật Bản  (24/05/2013)
90% vốn FDI đổ vào công nghiệp chế biến, chế tạo  (24/05/2013)
Tăng cường hợp tác với Ấn Độ trên lĩnh vực hàng hải  (24/05/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên