Vì một châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng, an toàn về nguồn nước
Mục tiêu của Hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, tìm giải pháp cho các vấn đề của khu vực liên quan tới lãng phí nguồn nước, lũ lụt, hạn hán cũng như biến đổi khí hậu.
Hội nghị có sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó lãnh đạo cấp cao như Tổng thống, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và quan chức cấp cao.
Trong bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban chỉ đạo xử lý nguồn nước và lũ lụt của Thái Lan Plodprasop Suraswadi cho rằng Hội nghị lần này được tổ chức là nhằm làm nổi bật sự cần thiết phải ngăn chặn lũ lụt và quản lý nguồn nước trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thế giới cần phải phối hợp để có được những kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề về nước trong tương lai.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nhấn mạnh, Hội nghị này nhằm đề cao sự cần thiết phòng chống lũ lụt và quản lý nguồn nước trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; cũng như cần phối hợp quốc tế để có những kế hoạch cụ thể giải quyết các vấn đề về nước trong tương lai.
Đồng thời, Hội nghị này còn cơ hội để các nhà lãnh đạo trong khu vực trao đổi quan điểm và tiếp cận việc quản lý khủng hoảng liên quan tới nước. Việc thống nhất nhận thức từ các quốc gia sẽ góp phần quan trọng tạo ra những cơ chế quản lý và ngăn chặn rủi ro đối với lũ lụt và hạn hán.
Tại Hội nghị này, Chính phủ Thái Lan cam kết đóng góp 1 triệu USD để thành lập quỹ trị giá 10 triệu USD nhằm hỗ trợ nghiên cứu về quản lý nguồn nước trong khu vực.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 về Nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: VGP |
Nhận lời mời của Chính phủ Thái Lan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 về Nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ ngày 19 đến ngày 20-5 tại Chiang Mai, Thái Lan.
Phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, vì lợi ích của tất cả các quốc gia, dân tộc, vì sự thịnh vượng và ổn định chung của cả khu vực, các quốc gia trong khu vực chung tay hành động vì một châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng, an toàn về nguồn nước.
Phó Thủ tướng đề xuất xem xét phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy; nâng cao hiệu quả của các hiệp định, hiệp ước đã được ký kết; tăng cường hợp tác trong việc chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia.
Bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, đồng thời phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra; đầu tư cho các công trình xử lý nước thải và khôi phục các nguồn tài nguyên nước bị suy thoái, cạn kiệt; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tập quán tốt về quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước; tăng cường sự tham gia và tham vấn các nước láng giềng trong các hoạt động phát triển lưu vực nhằm bảo đảm nguồn nước không chỉ cho chúng ta hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau.
* Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh về Nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APWS) lần thứ 2 tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã hội kiến với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hội kiến Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, ngày 20-5. Ảnh: VGP |
Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, an ninh, quốc phòng đến kinh tế, thương mại đầu tư, văn hóa, xã hội, đặc biệt kể từ sau cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 2 (27-10-2012).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá việc Thủ tướng Yingluck Shinawatra mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Thái Lan trong năm 2013, cũng như chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và cuộc họp Nội các chung lần thứ 3 giữa hai nước trong năm nay sẽ tạo đà đưa mối quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới.
Phó Thủ tướng cho rằng Nhà vua Thái Lan có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo công tác thủy lợi cũng như bảo vệ tài nguyên nước nhằm bảo đảm cho người dân Thái Lan có cuộc sống ổn định, giảm thiểu tác động của thiên tai.
Đề cập đến Hội nghị Thượng đỉnh về Nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APWS) lần thứ 2 mà Thái Lan tổ chức, Phó Thủ tướng khẳng định đây là cơ hội tốt để đại biểu các nước trong khu vực cùng cân nhắc những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước phục vụ đời sống con người cũng như bảo đảm cảnh quan thiên nhiên.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn Chính phủ Thái Lan tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam, nhất là khu vực miền Trung Việt Nam, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Đồng thời đề nghị Thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng Chính phủ Thái Lan ủng hộ và trao đổi kinh nghiệm để phía Việt Nam hoàn thành tốt vai trò nước đăng cai Hội nghị cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mê-kông Quốc tế vào năm 2014.
Tại cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm; trao đổi một số vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam đang làm ăn tại Thái Lan, theo đó hai bên nhất trí cần thúc đẩy đàm phán và sớm ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác lao động giữa hai nước.../.
Sáng kiến tổ chức Hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương về nước xuất phát từ việc hình thành Diễn đàn nước châu Á - Thái Bình Dương, một mạng lưới khu vực nhằm xác định và đưa ra giải pháp cho các vấn đề về nước của khu vực. Hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương về Nước lần thứ nhất được tổ chức ở Beppu, Nhật Bản tháng 12-2007 với sự tham dự của 300 đại biểu từ hơn 40 nước và vùng lãnh thổ trong khu vực. Việt Nam có truyền thống hàng ngàn năm phòng chống thiên tai và phát triển nền văn minh lúa nước nhưng lại đang đứng trước những thách thức to lớn về an ninh nước do biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển. Việt Nam có tổng lượng nước khoảng 830 - 840 tỷ m3, nhưng có trên 60% được hình thành từ ngoài lãnh thổ và lại phân bố không đều theo mùa theo vùng và trong đó trên 60% tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất, hằng năm phải hứng chịu từ 6-7 cơn bão; hàng chục trận lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất... Trong 10 năm gần đây, mỗi năm thiên tai đã cướp đi sinh mạng của khoảng 400 người, thiệt hại kinh tế ước khoảng 1,2 % GDP. |
Mỹ: Lốc xoáy kinh hoàng, 91 người chết  (21/05/2013)
Hà Nội bàn giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm  (21/05/2013)
Việt Nam đoạt giải tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật quốc tế  (21/05/2013)
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chống dịch bệnh với quốc tế  (21/05/2013)
Bắc Ninh: Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  (21/05/2013)
Lào Cai chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh  (21/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên