Tổng kết tám năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các nhà tu hành, chức sắc tôn giáo ở các tỉnh, thành phía Nam.
Ông Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết ngày 18-6-2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, với 6 chương, 4 điều, Pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 15-11-2004.
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong việc bảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, được đông đảo bạn bè quốc tế đánh giá cao, đồng bào tín đồ chức sắc tôn giáo trong nước phấn khởi, yên tâm sống tốt đời đẹp đạo, hài hòa giữa lòng dân tộc, đoàn kết tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế xã hội.
Theo Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng, việc tổng kết 8 năm thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo nhằm đánh giá, có cơ sở để đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh tiến tới xây dựng Luật về tín ngưỡng tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào của mọi người, các tổ chức, cá nhân phù hợp với phát triển chung của kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Pháp lệnh nhìn chung đã đi vào cuộc sống; đa số đồng bào tín đồ, chức sắc các tổ chức tôn giáo trong nước cũng như các tổ chức quốc tế quan tâm đến tình hình tôn giáo ở Việt Nam đánh giá cao chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, qua 8 năm triển khai, Pháp lệnh đã xuất hiện một số hạn chế. Một số nội dung chưa được quy định trong pháp lệnh.
Theo các đại diện chức sắc tôn giáo, việc thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có một số vấn đề cần được quan tâm tháo gỡ, cụ thể như một số khái niệm liên quan đến hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chưa được quy định; pháp lệnh mới quy định việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, chưa có quy định về quản lý Nhà nước đối với các trường sau khi được thành lập hoặc đang hoạt động.
Ngoài ra, một số quy định trong Pháp lệnh còn thiếu cụ thể như việc cho đăng ký, công nhận tổ chức tôn giáo hiện nay còn nhiều khó khăn khi chưa có cơ sở pháp lý để phân biệt giữa tín ngưỡng với tôn giáo và mê tín dị đoan; việc xác định thế nào là “lớp bồi dưỡng” những người chuyên hoạt động tôn giáo chưa được quy định cụ thể./.
Tập huấn chiến lược phát triển thông tin đối ngoại  (20/05/2013)
Khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII  (20/05/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/05/2013)
"Bảo hiểm y tế là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ"  (19/05/2013)
Cử tri gửi tới Quốc hội 5 vấn đề trọng tâm  (19/05/2013)
Bác Hồ với trí thức trẻ trong phong trào giải phóng dân tộc  (19/05/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên