Bối cảnh quốc tế khi thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
Về bối cảnh chung
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, nổi bật là:
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
- Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế, với vai trò ngày càng lớn của các công ty quốc tế xuyên quốc gia ngày càng lớn, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp.
Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại các mẫu thuẫn; khủng hoảng chu kỳ vẫn là một hiện tượng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Trong quan hệ quốc tế, cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn ngày càng thể hiện rõ thay thế cho cục diện hai cực trước đây; quan hệ quốc gia, dân tộc và giữa các bộ phận, các nhóm dân cư...có nhiều điểm mới. Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, bên cạnh đó vẫn tiếp tục diễn ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ...
- Nổi lên nhiều vấn đề toàn cầu mới đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất cả các quốc gia như thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tội phạm, khủng bố, bùng nổ dân số, đói nghèo...
Trong 10 năm tới, trong bối cảnh chúng ta thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, những đặc điểm trên đây vẫn tiếp tục là những đặc điểm cơ bản của thế giới đương đại. Bên cạnh những đặc điểm cơ bản đó, trong 10 năm tới, cần lưu ý thêm một số điểm như sau:
- Tình hình thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường.
- Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ; khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế.
- Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng đà tăng trưởng còn yếu, sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn, nhất là những nước lớn, làm nảy sinh mâu thuẫn mới, độ rủi ro và tính bất định tăng lên.
- Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới.
Về bối cảnh khu vực
Trong những thập niên qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những biến đổi sâu sắc do tác động của quá trình quốc tế hóa và khu vực hóa:
- Là khu vực phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn, nhưng còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên.
- Vị thế của châu Á, trong nền kinh tế thế giới tăng lên; Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Những xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra trong 10 năm tới; đồng thời, các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu.
Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới./.
Mỹ: Bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng  (22/04/2011)
Những bài học chủ yếu rút ra từ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010  (22/04/2011)
Quan điểm phát triển trong Chiến lược và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020  (22/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên