Đa số người dân Hy Lạp mong muốn ở lại Eurozone
Theo các cuộc thăm dò do hai công ty Marc và MRB Hellas tiến hành và công bố ngày 31-3 trên hai tờ báo Ethnos và Realnews, trung bình cứ 10 người Hy Lạp thì có 6 người ủng hộ đồng euro và phản đối việc Hy lạp quay trở lại sử dụng đồng drachme mặc dù nước này đang bị áp đặt các quy định ngặt nghèo từ bốn năm qua và chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính tại Síp.
Cuộc thăm dò được tiến hành từ 26 đến 28-3 ngay sau khi Quốc hội Síp bật đèn xanh cho việc tái cơ cấu các ngân hàng của quốc đảo này theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đổi lại khoản vay 10 tỷ euro nhằm tránh cho nền kinh tế Síp nguy cơ sụp đổ.
Cuộc thăm dò thứ hai do Công ty MRB Hellas thực hiện trong cùng thời gian đối với số người được hỏi ý kiến tương đương, cho thấy 58,3% ủng hộ Hy Lạp ở lại Eurozone nhưng theo đuổi đường lối kinh tế khác với chính sách thắt lưng buộc bụng hiện hành, trong khi 20,4% nói rằng "Hy Lạp phải ở lại Khu vực đồng euro và thực thi kế hoạch do EU và IMF áp đặt vì không còn giải pháp nào khác," còn 16,5% tin rằng "Hy Lạp phải rời bỏ khu vực này."
Là nạn nhân đầu tiên chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ Khu vực đồng euro năm 2010, Hy Lạp buộc phải áp dụng chính sách khắc khổ do EU và IMF áp đặt nhằm được nhận các khoản vay. Mặc dù vậy, cho đến nay Hy Lạp vẫn phải vật lộn để thoát khỏi suy thoái.
Những tranh cãi về việc sử dụng đồng euro bùng lên tại Hy Lạp do những lo ngại liên quan đến mối quan hệ chính trị và lịch sử chặt chẽ giữa hai quốc gia láng giềng vào thời điểm Síp nối tiếp Hy Lạp chịu khủng hoảng nặng nề.
Trong khi đó, đảng đối lập lớn nhất tại Hy Lạp là Syriza (cánh tả cấp tiến) luôn nghi ngờ tính hiệu quả của chính sách khắc khổ do EU chủ xướng, đặc biệt là Đức.
Ông Panos Skourletis, người phát ngôn của đảng Syriza, khi trả lời phỏng vấn báo Realnews số ra ngày 31-3 đã cho rằng, "không nên biến đồng euro hay đồng drachme thành một thứ bùa hộ mệnh. Cần phải cải cách châu Âu trên cơ sở các nền tảng mới. Giải pháp phải được tìm thấy ngay trong lòng châu Âu, nhưng vấn đề là không ai biết Khu vực đồng euro sẽ tiếp tục tồn tại như thế nào nếu tiếp tục duy trì các chính sách hiện hành"./.
Chỉ số PMI tháng 3 đạt mức cao trong vòng 23 tháng  (01/04/2013)
Đà Nẵng: Đồng chí Trần Thọ thay đồng chí Nguyễn Bá Thanh  (01/04/2013)
Cần Đước: Sau một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI  (01/04/2013)
Cần Đước: Sau một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI  (01/04/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25 đến ngày 31-03-2013  (01/04/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên