Kỳ họp thứ 6 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật Trung ương và trao giải cho các công trình, tác phẩm tiêu biểu về lý luận, phê bình văn học nghệ thuật các năm 2010, 2011, 2012
TCCSĐT - Ngày 28 - 3, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật Trung ương tổ chức kỳ họp thứ 6 nhằm kiểm điểm, đánh giá các hoạt động của Hội đồng giữa hai kỳ họp 5 - 6 và trao thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật có giá trị cao trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật Trung ương tổ chức kỳ họp thứ 6 |
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đến dự và chỉ đạo Hội nghị. PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng, PGS, TS. Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, GS, TS. Đinh Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Tổng biên tập Tạp chí Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật, Chủ tịch Hội đồng xét thưởng và đông đảo các nhà lý luận phê bình văn học nghệ thuật, nhà khoa học cùng nhiều cơ quan thông tấn báo chí tham dự.
Thay mặt Hội đồng Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật Trung ương (LLPB VHNT TƯ) PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh phát biểu khai mạc Kỳ họp. Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của Hội đồng giữa hai kỳ họp vừa qua, nhìn chung, các nhiệm vụ lớn được định hướng tại kỳ họp lần trước thông qua đều đã triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Các thành viên trong Hội đồng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức vượt khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công.
PGS, TS. Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trình bày Báo cáo hoạt động của Hội đồng giữa hai kỳ họp 5 - 6 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 được nhấn mạnh là Thường trực Hội đồng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đề án khoa học cấp nhà nước “Lý luận văn học Việt Nam - Thực tiễn và định hướng phát triển”. Ban Chủ nhiệm Đề án và chủ nhiệm 4 đề tài của Đề án sẽ sớm triển khai công việc thuyết minh trước Hội đồng khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập để lãnh đạo Bộ ra quyết định cho Hội đồng LLPB VHNT TƯ thực hiện Đề án và 4 đề tài này. Thường trực Hội đồng đã chỉ đạo đăng ký và được Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đồng ý để Hội đồng Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật Trung ương thực hiện Đề án khoa học cấp Ban Đảng về “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học nghệ thuật” do PGS, TS. Đào Duy Quát làm chủ nhiệm.
GS, TS Đinh Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Tổng biên tập Tạp chí lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật, Chủ tịch Hội đồng xét thưởng báo cáo kết quả bình chọn tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật có giá trị trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
Phần thảo luận, các đại biểu đều nhất trí đánh giá cao vai trò của Hội đồng trong thời gian qua, bằng những việc làm cụ thể, tổ chức được những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, đã và đang ngày càng khẳng định được uy tín, vai trò của mình trên lĩnh vực lý luận phê bình văn học - nghệ thuật của đất nước. Đa số ý kiến cũng bày tỏ sự đồng thuận với phương hướng và nhiệm vụ đề ra của Hội đồng. Với tinh thần trách nhiệm và thái độ khách quan, khoa học, các thành viên Hội đồng đã có nhiều ý kiến đóng góp về các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm triển khai có hiệu quả nhiệm vụ, kế hoạch của Hội đồng trong năm 2013.
Đồng chí Đinh Thế Huynh phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp |
Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp, đồng chí Đinh Thế Huynh đã bày tỏ nhất trí cao với các nội dung Báo cáo hoạt động của Hội đồng giữa hai kỳ họp. Từ khi Hội đồng (nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng) bước vào hoạt động đến nay, đã kế thừa các thành tựu và kinh nghiệm khóa trước, Hội đồng đã có nhiều cố gắng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, với nhiều biện pháp thiết thực, hữu hiệu, góp phần thúc đẩy công tác lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật phát triển; qua đó, khẳng định được vị thế của Hội đồng trong đời sống văn học - nghệ thuật nước nhà. Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh một số vấn đề trọng tâm cần được Hội đồng quan tâm là: đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu lý luận phê bình văn học nghệ thuật; tăng cường hơn nữa các bài viết, bài nghiên cứu đấu tranh chống các quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật; thực hiện tốt và coi trọng việc đổi mới trong quy chế làm việc của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương,…
Tại Kỳ họp lần thứ 6 này, các tác phẩm lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật tiêu biểu trong 3 năm 2010, 2011, 2012 đã được xét chọn tặng thưởng.
- Mức A gồm 5 công trình và tác phẩm:
1. Sách: Tổng tập âm nhạc Việt Nam - tác giả và tác phẩm (tập 1) của Hội Nhạc sỹ Việt Nam;
2. Chùm 7 bài viết đăng trên báo Văn nghệ: Phút giây huyền diệu; Nhà văn người học nghề mê mải; Sống rồi mới viết; Nhà văn, triệu phú chữ; Phác thảo chân dung nhà văn 3X, 4X; Nhà văn và bạn đọc của tác giả Ma Văn Kháng;
3. Sách: Tiểu luận và phê bình văn học, tác giả Mai Quốc Liên.
4. Sách: Cơ sở triết học, văn hóa học và mỹ học của chèo cổ, tác giả Trần Trí Trắc;
5. Sách: Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam, tác giả Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam;
- 12 tác phẩm được tặng thưởng mức B:
1. Sách: Đạo diễn Hồng Sến - Con người và tác phẩm, tác giả Hải Ninh;
2. Sách: Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX, tác giả Trần Khánh Chương;
3. Sách: Con đường của múa dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp, tác giả Ứng Duy Thịnh;
4. Sách: Lý luận, phê bình và đời sống văn chương, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện;
5. Sách: Hội họa Hà Nội những ký ức còn lại, tác giả Nguyễn Hải Yến;
6. Sách: Hợp tuyển lý luận và phê bình kiến trúc, tác giả Đặng Thái Hoàng.
7. Sách: Luận chiến văn chương, tác giả Nguyễn Văn Chương;
8. Sách: Toàn cầu hóa và văn hóa nghệ thuật, tác giả Hồ Sĩ Vịnh;
9. Sách: Nghệ thuật của khoảnh khắc, tác giả Nguyễn Huy Hoàng;
10. Chùm 3 bài viết: Bảo tồn, trùng tu di sản kiến trúc thế giới lý luận và thực tiễn; Kiến trúc sinh thái, đỉnh cao của kiến trúc hiện đại - truyền thống và “Hà Nội xanh” bao giờ thành hiện thực của tác giả Nguyễn Việt Châu;
11. Chùm 3 bài viết: Lịch sử và phim lịch sử; Kịch bản phim tài liệu và Hiện thực chính là số phận con người, tác giả Đoàn Minh Tuấn;
12. Chùm 3 bài viết: Thẩm mỹ màn ảnh qua một số phim truyện Việt Nam gần đây; Sản xuất, phát hành phim hiện nay và Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam: Vấn đề ở đâu?, tác giả Vũ Ngọc Thanh;
- Mức C có 8 công trình, tác phẩm:
1. Sách: Luận bình văn chương, tác giả Nguyễn Hữu Sơn;
2. Sách: Tính dân tộc trong các tác phẩm Múa của Nghệ sỹ nhân dân Thái Ly, tác giả Bùi Thu Hồng;
3. Sách: Hình tượng người lính trên sân khấu, tác giả Nguyễn Văn Thành;
4. Sách: Thu Bồn - Nhà thơ trữ tình đất Quảng, tác giả Nguyễn Kim Huy;
5. Sách: Mỹ thuật 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tác giả Hội Mỹ thuật Việt Nam;
6. Chùm bài viết: Cuộc trò chuyện cuối năm; Phê bình kiến trúc những tồn tại và Về một nền kiến trúc Việt Nam “mới”, tác giả Lê Hữu Trúc;
7. Chùm 3 bài viết: Để mãi hào hoa, linh thiêng Thăng Long - Hà Nội; Thách thức giữa bảo tồn và phát triển kiến trúc đương đại; Xu hướng và hình thái học đô thị Việt Nam trong quá trình chuyển đổi, tác giả Trương Văn Quảng;
8. Cụm bài viết: Kiến trúc đô thị Hà Nội thời kỳ hội nhập; Hà Nội và sông; Điều tiết quy hoạch xây dựng trên đất khu tập thể cũ Hà Nội, tác giả Nguyễn Phú Đức;
- Mức khuyến khích có 10 công trình, tác phẩm:
1. Sách: Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, tác giả Phạm Duy Nghĩa;
2. Sách: Chân dung nghệ nhân - nghệ sỹ - tài tử cải lương (Tập 1), tác giả Đỗ Dũng;
3. Sách: Sự đồng vọng đa chiều trong kịch Lưu Quang Vũ, tác giả Phan Trọng Thành;
4. Sách: Nhã nhạc triều Nguyễn, tác giả Bùi Ngọc Phúc./.
Phó Thủ tướng tiếp đại biểu người có công Cà Mau  (29/03/2013)
Việt Nam chính thức khởi động đàm phán FTA với 3 nước  (29/03/2013)
"Tạo điều kiện cho hai tập đoàn dầu khí Việt-Nga"  (29/03/2013)
Đồng Nai phát huy vị thế kinh tế trọng điểm phía Nam  (29/03/2013)
Việt Nam ưu tiên phát triển quan hệ với Campuchia  (29/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên