Chủ tịch Quốc hội tiếp thu góp ý dự thảo Hiến pháp
Cùng dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trân trọng cảm ơn và hoan nghênh sự có mặt của các cán bộ lão thành tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự; tạo điều kiện người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Dự thảo nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể.
Việc lấy ý kiến nhân dân còn nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng trong toàn dân; góp phần làm cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Đây cũng là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, có tác dụng giáo dục, phổ biến, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng, thi hành Hiến pháp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, qua gần 3 tháng triển khai (từ ngày 2-1 đến nay), việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được triển khai sâu rộng, thực sự tạo ra đợt sinh hoạt chính trị pháp lý quan trọng trong các tầng lớp nhân dân.
Qua tập hợp bước đầu, các bộ, ngành, địa phương, hội, đoàn thể trong cả nước đã tổ chức được gần 30 nghìn cuộc họp, hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 20 triệu lượt ý kiến góp ý về các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Nhìn tổng thể, số lượng lượt ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là rất lớn. Trong đó, bên cạnh số lượng lớn ý kiến tán thành, nhất trí các nội dung điều, khoản cụ thể của Dự thảo, các tầng lớp nhân dân cũng đề xuất nhiều kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn, với kinh nghiệm nhiều năm giữ các trọng trách của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tham gia công tác quản lý, xây dựng chủ trương, chính sách, xây dựng pháp luật, các cán bộ lão thành tích cực đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng cao để góp phần hoàn thiện dự thảo đặc biệt quan trọng này, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Góp ý tại buổi làm việc, các cán bộ lão thành bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình cao đối với việc tổ chức lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; tin tưởng, phấn khởi và đồng tình với Dự thảo.
Các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc đề cập đến toàn bộ các nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 bao gồm Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Các đại biểu cũng đề xuất, góp ý nhiều nội dung thiết thực, có chất lượng cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hướng đến việc hoàn thiện tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân./.
"Cơ chế chồng chéo là lực cản cải cách hành chính"  (28/03/2013)
Sau hai tuần, các ngân hàng Síp sắp mở cửa trở lại  (28/03/2013)
Thắt chặt đoàn kết Đảng Ấn Độ Marxist - Đảng Cộng sản Việt Nam  (28/03/2013)
Văn phòng Chính phủ Việt Nam - Lào hợp tác nghiệp vụ  (28/03/2013)
Việt Nam sẽ đăng cai Đại hội đồng IPU lần thứ 132  (28/03/2013)
Việt Nam - Hàn Quốc ký hợp tác phòng chống tham nhũng  (28/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên