Thắt chặt đoàn kết Đảng Ấn Độ Marxist - Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 28-3, ông M.A. Baby đã trả lời phỏng vấn của TTXVN, sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Thưa ông, Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist đánh giá như thế nào về công cuộc đổi mới của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo?
Ông M.A. Baby: Theo tôi, “Đổi mới” được hiểu như một công cuộc cải cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện trong những năm qua. Đổi mới là một chính sách cải cách kinh tế quan trọng. Tôi đánh giá cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các chính sách đổi mới của đất nước.
Để có được những thành quả phát triển trong chính sách đổi mới, Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đã gặp không ít khó khăn. Có rất nhiều thế lực thù địch đang lợi dụng chính sách đổi mới để phá hoại các thành quả đã đạt được, do đó chúng ta phải thực hiện khéo léo và vận dụng sáng tạo học thuyết Mac-Lênin.
Riêng đối với Việt Nam còn có thêm điều đặc sắc là sự kết hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tôi tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đưa ra nhiều chính sách phù hợp để công cuộc đổi mới có hiệu quả.
Hiện tôi được biết, các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đóng góp khoảng 40% tổng thu nhập quốc dân. Đây chính là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước kiểm soát nền kinh tế. Việc thực hiện con đường đổi mới của Việt Nam cũng đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Điều này chính là động lực giúp các bạn thành công.
- Trong thời gian tới, Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist và Đảng Cộng sản Việt Nam cần làm gì để tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, thưa ông?
Ông M.A. Baby: Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist và Đảng Cộng sản Việt Nam đều được xây dựng trên nền tảng của học thuyết Mac-Lênin, riêng Đảng Cộng sản Việt Nam còn có đặc điểm riêng đó là lấy chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Trên nền tảng đó, hai đảng có quan điểm tương đồng, cùng ủng hộ và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động. Chúng tôi đánh giá rất cao mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam và coi đây là một mối quan hệ đặc biệt.
Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist và Đảng Cộng sản Việt Nam vốn có quan hệ truyền thống, đoàn kết, hữu nghị, gắn bó mật thiết. Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trao đổi thông tin, lý luận và chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoạch định đường lối, chính sách. Đặc biệt, Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist mong muốn học tập Việt Nam về đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đang rất thành công và đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển đất nước.
Chuyến thăm của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist đến Việt Nam lần này là một trong những nỗ lực nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống của hai Đảng và nhân dân hai nước.
Thời gian tới, hai Đảng Cộng sản cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ như trao đổi Đoàn, trao đổi lý luận, chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn trong công tác xây dựng và phát triển Đảng, củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt và đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ. Chúng tôi tin tưởng sự hợp tác này tiếp tục được phát triển lên những tầm cao mới trong tương lai.
- Thưa ông, Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist nhận định thế nào về tình hình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thời gian gần đây?
Ông M.A. Baby: Châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực trọng yếu, mang tính chiến lược và đang thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới. Từ thực tiễn quá trình lịch sử, chúng tôi ủng hộ và cho rằng mục tiêu quan trọng của khu vực là giải quyết mọi vấn đề bằng các biện pháp hòa bình đồng thời tiến tới phi hạt nhân trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Việt Nam đang là một quốc gia rất năng động với chính sách cởi mở. Sự ổn định về chính trị và phát triển năng động của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định của cả khu vực.
Xin cảm ơn ông!
Văn phòng Chính phủ Việt Nam - Lào hợp tác nghiệp vụ  (28/03/2013)
Việt Nam sẽ đăng cai Đại hội đồng IPU lần thứ 132  (28/03/2013)
Việt Nam - Hàn Quốc ký hợp tác phòng chống tham nhũng  (28/03/2013)
Xuất khẩu đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu  (28/03/2013)
IMF kêu gọi thay đổi chính sách trợ cấp năng lượng  (28/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên