Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp
22:39, ngày 26-03-2013
Nhằm góp phần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ngày 26-3-2013, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp”.
Tham gia giao lưu có PGS. TS Lê Minh Thông - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; PGS.TS, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên - Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992.
PGS.TS Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: Theo thống kê ban đầu, đến nay đã có gần 15 triệu lượt ý kiến đóng góp của nhân dân vào tất cả các nội dung của Hiến pháp. Trong đó, 4 chương được nhân dân đặc biệt quan tâm, gồm: Chương 1 về Chế độ chính trị có 1,8 triệu lượt ý kiến. Chương 2 về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có 1,9 triệu lượt ý kiến. Chương 3 về Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường có 1,9 triệu lượt ý kiến. Chương 5 về Quốc hội có 1,5 triệu lượt ý kiến. Các chương khác đều có hàng triệu ý kiến người dân tham gia đóng góp.
PGS.TS Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Ban biên tập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng cho biết, kiều bào ta cũng như học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài cũng quan tâm đến hầu hết các nội dung trong Dự thảo và biểu thị sự đồng tình cao với các nội dung này. Bên cạnh đó, đặc biệt quan tâm tới một số nội dung như: việc thể chế, hiến định hóa vị trí, vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong Hiến pháp; phát huy những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo điều kiện cho kiều bào tiếp tục giữ mối liên hệ mật thiết với người dân trong nước và gìn giữ, phát huy được truyền thống, bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Theo PGS.TS Lê Minh Thông, việc tổ chức lấy ý kiến đều được các cơ quan, tổ chức, địa phương xác định là nhiệm vụ ưu tiên, là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân cũng như cả hệ thống chính trị và đã được triển khai một cách khẩn trương, đồng bộ, rộng khắp, đúng tiến độ theo yêu cầu đặt ra trong Kế hoạch. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng chỉ đạo các địa phương in, gửi tài liệu về Hiến pháp kèm theo Phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình để từng người dân tham gia ý kiến. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Các tổ chức đảng, đoàn thể, tổ chức lấy ý kiến ở chi bộ đảng, chi đoàn thanh niên, các chi hội cơ sở, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...với quy mô, thành phần mở rộng; lựa chọn nội dung cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng để việc góp ý được tập trung, có chất lượng. Đặc biệt, cần lưu ý, sau ngày 31-3-2013, nhân dân vẫn có thể tiếp tục đóng góp ý kiến cho đến khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội thông qua.
Các vị khách mời khẳng định: Mục tiêu lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp là nhằm lắng nghe nguyện vọng và tiếng nói của nhân dân. Vì vậy, việc tập hợp chính xác, trung thực các ý kiến của nhân dân là hết sức quan trọng và sẽ được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch; phân loại theo từng nhóm vấn đề, nhóm ý kiến. Đối với từng nhóm, sẽ nghiên cứu để tiếp thu những đề xuất, ý kiến phù hợp với tính chất, đặc điểm chế độ ta, Nhà nước ta, nền kinh tế nước ta; tạo điều kiện cho khả năng phát triển của đất nước một cách bền vững trong những năm tiếp theo.
Chương trình giao lưu đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc với hàng trăm câu hỏi gửi về, tập trung vào các nội dung cơ bản và công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; cách thức, cơ chế tiếp nhận ý kiến nhân dân để tránh mang tính hình thức. Các vị khách mời đã giải đáp và cập nhật thông tin về một số vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm như: Những điểm mới trong quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay; vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước; về chế định Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia; phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước; trưng cầu dân ý; quyền phúc quyết của nhân dân…Đáng chú ý, các vị khách mời đã nêu bật trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác thông tin, tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, đấu tranh, phản bác lại các thế lực thù địch lợi dụng lấy ý kiến để chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Liên quan đến vấn đề đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân tại Điều 4 của Dự thảo, PGS.TS Lê Minh Thông cho biết: Qua ý kiến đóng góp, tuyệt đại đa số nhân dân tán thành nội dung về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, rất nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình cao với nội dung của Điều này. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị làm rõ thêm mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân với Đảng, đặc biệt là trách nhiệm của Đảng trước Nhà nước, trước nhân dân.
PGS.TS Lê Minh Thông nhấn mạnh: Việc Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nội dung mang tính nguyên tắc. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tiến trình cách mạng nước ta là một tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan. Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 cho thấy, quy định về vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vẫn giữ nguyên giá trị. Trong lần sửa đổi này, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Đảng, Dự thảo Hiến pháp đã bổ sung một số nội dung mới về việc “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Quy định này là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình mới.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân, của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, Ban biên tập và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ nghiên cứu, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, chỉnh lý, hoàn thiện để các quy định tại Điều 4 trở thành nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của Đảng. Bên cạnh đó, những nội dung như phương thức lãnh đạo của Đảng, chế độ trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên cũng sẽ được tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn nữa. Đây sẽ là một trong những điều kiện bảo đảm để các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, góp phần làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội./.
PGS.TS Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: Theo thống kê ban đầu, đến nay đã có gần 15 triệu lượt ý kiến đóng góp của nhân dân vào tất cả các nội dung của Hiến pháp. Trong đó, 4 chương được nhân dân đặc biệt quan tâm, gồm: Chương 1 về Chế độ chính trị có 1,8 triệu lượt ý kiến. Chương 2 về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có 1,9 triệu lượt ý kiến. Chương 3 về Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường có 1,9 triệu lượt ý kiến. Chương 5 về Quốc hội có 1,5 triệu lượt ý kiến. Các chương khác đều có hàng triệu ý kiến người dân tham gia đóng góp.
PGS.TS Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Ban biên tập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng cho biết, kiều bào ta cũng như học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài cũng quan tâm đến hầu hết các nội dung trong Dự thảo và biểu thị sự đồng tình cao với các nội dung này. Bên cạnh đó, đặc biệt quan tâm tới một số nội dung như: việc thể chế, hiến định hóa vị trí, vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong Hiến pháp; phát huy những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo điều kiện cho kiều bào tiếp tục giữ mối liên hệ mật thiết với người dân trong nước và gìn giữ, phát huy được truyền thống, bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Theo PGS.TS Lê Minh Thông, việc tổ chức lấy ý kiến đều được các cơ quan, tổ chức, địa phương xác định là nhiệm vụ ưu tiên, là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân cũng như cả hệ thống chính trị và đã được triển khai một cách khẩn trương, đồng bộ, rộng khắp, đúng tiến độ theo yêu cầu đặt ra trong Kế hoạch. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng chỉ đạo các địa phương in, gửi tài liệu về Hiến pháp kèm theo Phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình để từng người dân tham gia ý kiến. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Các tổ chức đảng, đoàn thể, tổ chức lấy ý kiến ở chi bộ đảng, chi đoàn thanh niên, các chi hội cơ sở, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...với quy mô, thành phần mở rộng; lựa chọn nội dung cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng để việc góp ý được tập trung, có chất lượng. Đặc biệt, cần lưu ý, sau ngày 31-3-2013, nhân dân vẫn có thể tiếp tục đóng góp ý kiến cho đến khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội thông qua.
Các vị khách mời khẳng định: Mục tiêu lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp là nhằm lắng nghe nguyện vọng và tiếng nói của nhân dân. Vì vậy, việc tập hợp chính xác, trung thực các ý kiến của nhân dân là hết sức quan trọng và sẽ được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch; phân loại theo từng nhóm vấn đề, nhóm ý kiến. Đối với từng nhóm, sẽ nghiên cứu để tiếp thu những đề xuất, ý kiến phù hợp với tính chất, đặc điểm chế độ ta, Nhà nước ta, nền kinh tế nước ta; tạo điều kiện cho khả năng phát triển của đất nước một cách bền vững trong những năm tiếp theo.
Chương trình giao lưu đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc với hàng trăm câu hỏi gửi về, tập trung vào các nội dung cơ bản và công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; cách thức, cơ chế tiếp nhận ý kiến nhân dân để tránh mang tính hình thức. Các vị khách mời đã giải đáp và cập nhật thông tin về một số vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm như: Những điểm mới trong quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay; vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước; về chế định Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia; phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước; trưng cầu dân ý; quyền phúc quyết của nhân dân…Đáng chú ý, các vị khách mời đã nêu bật trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác thông tin, tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, đấu tranh, phản bác lại các thế lực thù địch lợi dụng lấy ý kiến để chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Liên quan đến vấn đề đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân tại Điều 4 của Dự thảo, PGS.TS Lê Minh Thông cho biết: Qua ý kiến đóng góp, tuyệt đại đa số nhân dân tán thành nội dung về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, rất nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình cao với nội dung của Điều này. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị làm rõ thêm mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân với Đảng, đặc biệt là trách nhiệm của Đảng trước Nhà nước, trước nhân dân.
PGS.TS Lê Minh Thông nhấn mạnh: Việc Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nội dung mang tính nguyên tắc. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tiến trình cách mạng nước ta là một tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan. Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 cho thấy, quy định về vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vẫn giữ nguyên giá trị. Trong lần sửa đổi này, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Đảng, Dự thảo Hiến pháp đã bổ sung một số nội dung mới về việc “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Quy định này là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình mới.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân, của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, Ban biên tập và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ nghiên cứu, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, chỉnh lý, hoàn thiện để các quy định tại Điều 4 trở thành nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của Đảng. Bên cạnh đó, những nội dung như phương thức lãnh đạo của Đảng, chế độ trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên cũng sẽ được tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn nữa. Đây sẽ là một trong những điều kiện bảo đảm để các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, góp phần làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội./.
Cái gạch ngang  (26/03/2013)
Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng  (26/03/2013)
Tuyên dương 10 gương mặt trẻ Việt tiêu biểu 2012  (26/03/2013)
Tiếp tục góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp 1992  (26/03/2013)
Tiếp tục góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp 1992  (26/03/2013)
Khởi công Dự án mở rộng quốc lộ 1A Đoạn Nghi Sơn - Cầu Giát  (26/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên