Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
22:27, ngày 26-03-2013
Sáng 26-3-2013, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp Phiên thứ hai. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trình bày các Dự thảo: Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; Quyết định phân công các thành viên Ban Chỉ đạo; Chương trình công tác trọng tâm năm 2013 của Ban Chỉ đạo.
Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo quy định rõ nguyên tắc làm việc; trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo; Thường trực Ban Chỉ đạo; trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng ban; Phó Trưởng ban Thường trực; Phó Trưởng ban; thành viên Ban Chỉ đạo; cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Theo Dự thảo Quyết định phân công các thành viên Ban Chỉ đạo, việc phân công nhiệm vụ căn cứ vào chức danh, vị trí công tác và trên cơ sở công tác chuyên môn đang đảm nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Các thành viên Ban Chỉ đạo được thay mặt Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn, chuyên đề được phân công phụ trách. Căn cứ tình hình thực tế, Trưởng ban Chỉ đạo có thể xem xét để điều chỉnh việc phân công các thành viên Ban chỉ đạo cho phù hợp, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xây dựng chương trình công tác trọng tâm năm 2013 về: Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng; công tác hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; công tác kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng.
Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đóng góp nhiều ý kiến hoàn thiện các dự thảo văn bản trên.
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Ban Nội chính Trung ương với tư cách là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo và một số cơ quan liên quan, trong thời gian ngắn đã khẩn trương chuẩn bị các dự thảo văn bản trình tại Phiên họp; đồng thời yêu cầu Ban Nội chính Trung ương tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp của các thành viên Ban chỉ đạo, rà roát thật kỹ để hoàn chỉnh các dự thảo văn bản.
Tổng Bí thư nêu rõ: Việc xây dựng Dự thảo quy chế làm việc, cần căn cứ vào các văn bản và Điều lệ của Đảng, luật pháp, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng mới sửa đổi, bổ sung và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tránh sơ hở; quan trọng nhất là xác định phạm vi hoạt động, quan hệ với các cơ quan liên quan, chú trọng cả phòng và chống, cả phòng chống tham nhũng và phòng chống lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI).
Tinh thần chung là phát huy tối đa vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong điều kiện mới, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 163 của Bộ Chính trị. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; không làm thay, không cản trở hoạt động bình thường, mà sử dụng, phát huy tối đa vai trò của các cơ quan chuyên môn. Nội dung quy chế cần được xây dựng sát với hoạt động của Ban Chỉ đạo, quy định rõ phạm vi công việc của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo.
Về phân công các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc phân công nhiệm vụ căn cứ vào chức danh, vị trí công tác và trên cơ sở công tác chuyên môn đang đảm nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo; cần rà soát lại, bảo đảm việc phân công phải bao quát, không bỏ sót những lĩnh vực, địa bàn, chuyên đề được phân công phụ trách.
Về Chương trình công tác năm 2013, Tổng Bí thư yêu cầu cần xác định rõ những công việc cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm. Căn cứ vào chương trình làm việc, yêu cầu thực tế, rà soát lại, xây dựng nội dung chương trình công tác, xác định một số việc trọng tâm cần thực hiện trên các lĩnh vực như: xây dựng luật pháp, thể chế; tuyên truyền; tăng cường, đôn đốc xử lý các vụ án còn chậm; thành lập Ban Nội chính ở các địa phương; xây dựng Quy chế làm việc của Ban Nội chính Trung ương, Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết một số công việc đang có vướng mắc cần tháo gỡ như: vấn đề minh bạch hóa, công khai hóa kê khai tài sản, thu nhập cá nhân; xây dựng pháp luật, cụ thể hóa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; điều tra xét xử một số vụ án tham nhũng lớn còn tồn đọng.
Tổng Bí thư yêu cầu, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công và chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo cần khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình công tác của mình và cơ quan mình phụ trách./.
Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo quy định rõ nguyên tắc làm việc; trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo; Thường trực Ban Chỉ đạo; trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng ban; Phó Trưởng ban Thường trực; Phó Trưởng ban; thành viên Ban Chỉ đạo; cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Theo Dự thảo Quyết định phân công các thành viên Ban Chỉ đạo, việc phân công nhiệm vụ căn cứ vào chức danh, vị trí công tác và trên cơ sở công tác chuyên môn đang đảm nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Các thành viên Ban Chỉ đạo được thay mặt Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn, chuyên đề được phân công phụ trách. Căn cứ tình hình thực tế, Trưởng ban Chỉ đạo có thể xem xét để điều chỉnh việc phân công các thành viên Ban chỉ đạo cho phù hợp, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xây dựng chương trình công tác trọng tâm năm 2013 về: Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng; công tác hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; công tác kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng.
Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đóng góp nhiều ý kiến hoàn thiện các dự thảo văn bản trên.
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Ban Nội chính Trung ương với tư cách là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo và một số cơ quan liên quan, trong thời gian ngắn đã khẩn trương chuẩn bị các dự thảo văn bản trình tại Phiên họp; đồng thời yêu cầu Ban Nội chính Trung ương tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp của các thành viên Ban chỉ đạo, rà roát thật kỹ để hoàn chỉnh các dự thảo văn bản.
Tổng Bí thư nêu rõ: Việc xây dựng Dự thảo quy chế làm việc, cần căn cứ vào các văn bản và Điều lệ của Đảng, luật pháp, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng mới sửa đổi, bổ sung và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tránh sơ hở; quan trọng nhất là xác định phạm vi hoạt động, quan hệ với các cơ quan liên quan, chú trọng cả phòng và chống, cả phòng chống tham nhũng và phòng chống lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI).
Tinh thần chung là phát huy tối đa vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong điều kiện mới, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 163 của Bộ Chính trị. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; không làm thay, không cản trở hoạt động bình thường, mà sử dụng, phát huy tối đa vai trò của các cơ quan chuyên môn. Nội dung quy chế cần được xây dựng sát với hoạt động của Ban Chỉ đạo, quy định rõ phạm vi công việc của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo.
Về phân công các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc phân công nhiệm vụ căn cứ vào chức danh, vị trí công tác và trên cơ sở công tác chuyên môn đang đảm nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo; cần rà soát lại, bảo đảm việc phân công phải bao quát, không bỏ sót những lĩnh vực, địa bàn, chuyên đề được phân công phụ trách.
Về Chương trình công tác năm 2013, Tổng Bí thư yêu cầu cần xác định rõ những công việc cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm. Căn cứ vào chương trình làm việc, yêu cầu thực tế, rà soát lại, xây dựng nội dung chương trình công tác, xác định một số việc trọng tâm cần thực hiện trên các lĩnh vực như: xây dựng luật pháp, thể chế; tuyên truyền; tăng cường, đôn đốc xử lý các vụ án còn chậm; thành lập Ban Nội chính ở các địa phương; xây dựng Quy chế làm việc của Ban Nội chính Trung ương, Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết một số công việc đang có vướng mắc cần tháo gỡ như: vấn đề minh bạch hóa, công khai hóa kê khai tài sản, thu nhập cá nhân; xây dựng pháp luật, cụ thể hóa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; điều tra xét xử một số vụ án tham nhũng lớn còn tồn đọng.
Tổng Bí thư yêu cầu, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công và chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo cần khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình công tác của mình và cơ quan mình phụ trách./.
Tuyên dương 10 gương mặt trẻ Việt tiêu biểu 2012  (26/03/2013)
Tiếp tục góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp 1992  (26/03/2013)
Tiếp tục góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp 1992  (26/03/2013)
Khởi công Dự án mở rộng quốc lộ 1A Đoạn Nghi Sơn - Cầu Giát  (26/03/2013)
Tăng cường hợp tác Hội Nhà báo hai nước Việt - Lào  (26/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên