Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập
Đây là dịp nhìn lại một chặng đường 60 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam song hành cùng đất nước, tôn vinh các thế hệ điện ảnh đã chung sức xây dựng nền điện ảnh dân tộc.
Tham dự và chung vui tại buổi lễ có đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh 60 năm hình thành và phát triển, điện ảnh cách mạng Việt Nam đã đóng góp nhiều thành tựu vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.
Các thế hệ nghệ sỹ điện ảnh 60 năm qua, nhất là các nghệ sỹ điện ảnh chiến trường, trải qua hai cuộc kháng chiến đã cống hiến mồ hôi, tâm sức, thậm chí không tiếc xương máu xây dựng ngành điện ảnh Việt Nam với những bộ phim truyện, phim tài liệu mang dấu ấn, bản sắc riêng. Những thước phim quý báu đó đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của cả dân tộc Việt Nam...
Thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho điện ảnh Việt Nam phát triển. Điện ảnh Việt Nam cần nhìn thẳng vào sự thật, bất cập mà toàn ngành đang phải đối mặt để tìm ra hướng đi thích hợp nhất, đưa điện ảnh nước nhà vượt qua giai đoạn khó khăn, phát triển mạnh mẽ không thua kém gì điện ảnh các nước khu vực và trên thế giới đồng thời tiếp tục khẳng định vị thế của điện ảnh Việt Nam với khán giả trong nước, chinh phục bạn bè quốc tế như các thế hệ đi trước đã từng làm.
Để làm được điều đó, ngành điện ảnh cần nhanh chóng hoàn thiện "Chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" cùng đề án "Quy hoạch phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đồng thời ngành điện ảnh cũng cần xúc tiến nhanh để Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt Nam nhanh chóng đi vào hoạt động, hỗ trợ hoạt động điện ảnh trong cả nước...
Theo Cục trưởng Cục Điện ảnh, tiến sỹ Ngô Phương Lan, ngày 15-3-1953, tại khu Đồi Cọ, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam”. Nhưng những thước phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam đã ra đời từ những năm 1946, 1947 bởi các nhà hoạt động điện ảnh tại Bưng Biền Nam Bộ và chiến khu Việt Bắc.
Những thước phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam là phim tài liệu chân thực, sống động về cuộc chiến đấu chống Pháp vô cùng anh dũng của nhân dân ta mà ngày nay đã trở thành bằng chứng lịch sử vô giá. Hiếm có nền điện ảnh nào trên thế giới có thể bám sát từng bước đi, thậm chí ở trong lòng sự kiện của dân tộc như vậy.
Trong những năm tháng chiến tranh, sinh hoạt điện ảnh trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống, chiến đấu của quân và dân ta. Mỗi bộ phim ra đời đều được người xem chào đón nồng nhiệt, là nguồn động viên to lớn, giúp quân và dân ta vượt qua những gian nan, hiểm nguy.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan khẳng định những thước phim ra đời trong khói lửa chiến tranh không chỉ là những tác phẩm hào hùng, sống động mà còn là những tác phẩm chuẩn mực về nghề nghiệp để các thế hệ sau học tập. Để có những thước phim quý giá đó những nghệ sỹ, nhà hoạt động điện ảnh đã không tiếc công sức, máu xương.
Gần 300 người con ưu tú của điện ảnh cách mạng đã ngã xuống trên khắp các chiến trường để làm nên những thước phim tài liệu, điện ảnh ghi danh mãi mãi vào lịch sử. Tiếp nối thành quả lao động sáng tạo của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước, những người làm điện ảnh Việt Nam hôm nay vẫn nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng, góp phần vào sự phát triển của điện ảnh Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển.
Điện ảnh hôm nay không có sự phân biệt tư nhân hay nhà nước mà chỉ có duy nhất một nền điện ảnh Việt Nam, điện ảnh dân tộc, hướng tới một mục tiêu xây dựng, phát triển nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng bằng khen cho 20 cá nhân là các nhà điện ảnh lão thành tiêu biểu đã đóng góp cho điện ảnh cách mạng giai đoạn đầu tiên tại Bưng Biền và Đồi Cọ giai đoạn 1946-1953./.
Nợ công của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn  (14/03/2013)
Đồng chí Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn cán bộ Ban Kinh tế Trung ương đến thăm và làm việc với Tạp chí Cộng sản  (14/03/2013)
Dừng phát hành Thông tư 06  (14/03/2013)
Đồng Tháp lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng PCI năm 2012  (14/03/2013)
Cu-ba trên con đường đổi mới và phát triển  (14/03/2013)
Kỳ vọng của Mát-xcơ-va trong vai trò Chủ tịch G20 trong năm 2013  (14/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên