Dự thảo Hiến pháp 1992 bảo đảm quyền con người
Tại kỳ họp, phần lớn các ý kiến đóng góp của đại biểu thể hiện sự nhất trí với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến cụ thể.
Có đại biểu cho rằng Chương II của Dự thảo được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 1992 thành Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp và đặt sau Chương I về chế độ chính trị là phù hợp.
Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo đã chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác về Chương này, có sự phân biệt nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Dự thảo đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992, đồng thời đã bổ sung một số quyền mới.
Các đại biểu cho rằng, nội dung Dự thảo đã bảo đảm cụ thể hóa quan điểm Nhà nước tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo tinh thần văn kiện Đại hội Đảng XI; Dự thảo đã quy định hợp lý và phân biệt rõ ràng quyền con người và quyền công dân.
Dự thảo quy định về quyền con người, quyền công dân đã dựa trên nguyên tắc bảo đảm các quyền về dân sự và chính trị thì Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm theo đúng cam kết quốc tế.
Còn việc ghi nhận các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá đối với con người, công dân thì phải phù hợp với trình độ, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với nguồn lực của đất nước để bảo đảm tính khả thi.
Trong Chương III về xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, đại biểu Nguyễn Ngọc Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai cho rằng Dự thảo đã bổ sung quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học là phù hợp với tình hình phát triển đất nước hiện nay.
Một số đại biểu cho rằng trong Chương VII quy định về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng của Chính phủ “là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất” và là “cơ quan chấp hành của Quốc hội”, bổ sung quy định Chính phủ là “cơ quan thực hiện quyền hành pháp”.
Quy định về vị trí của Chính phủ trong Dự thảo đã bảo đảm hợp lý vị trí của Chính phủ trong tổ chức quyền hành pháp tương ứng với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp.
Đến thời điểm hiện nay, đã có 54 đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai báo cáo về tình hình tổ chức lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Qua tổng hợp đã có khoảng 15.000 lượt ý kiến đóng góp vào Dự thảo.
Đa số các ý kiến tán thành với nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó khoảng hơn 1.000 lượt ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về bố cục, văn phong trình bày và kỹ thuật lập hiến; đề nghị làm rõ một số vấn đề tập trung chủ yếu vào các chương về chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, về bộ máy Nhà nước./.
Việt Nam sẽ tích cực xây dựng cộng đồng ASEAN  (07/03/2013)
Chủ tịch nước tiếp Bộ trưởng Kế hoạch Campuchia  (07/03/2013)
Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ thương mại với EU  (07/03/2013)
Vai trò của Đảng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (07/03/2013)
Thẩm phán, chức sắc tôn giáo góp ý Hiến pháp 1992  (07/03/2013)
Các tổ chức xã hội dân sự góp ý Dự thảo Hiến pháp  (07/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên