Thẩm phán, chức sắc tôn giáo góp ý Hiến pháp 1992
Đề xuất tăng thẩm quyền cho Hội đồng Hiến pháp
Ngày 6-3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến của cán bộ thẩm phán hai cấp tòa án về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong đó nổi bật là các ý kiến đề nghị tăng thẩm quyền cho Hội đồng Hiến pháp được quy định tại Điều 120, Chương X của bản dự thảo.
Đây là quy định hoàn toàn mới, chưa có trong bản Hiến pháp 1992, quy định về Hội đồng Hiến pháp do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
Theo các ý kiến phân tích, Hội đồng Hiến pháp được quy định thẩm quyền quá hạn hẹp, nên kiến nghị xem xét, yêu cầu sửa đổi bổ sung, đề nghị hủy bỏ văn bản vi hiến, kiểm tra tính hợp hiến của các điều ước quốc tế.
Nhiều thẩm phán cho rằng Hội đồng Hiến pháp còn thiếu một quyền rất quan trọng là quyền tài phán, quyền được phán xét văn bản quy phạm pháp luật đó là đúng hay sai.
Cụ thể, đối với các quy định thấy rõ ràng sai, không có hiệu lực thi hành, vi phạm hiến pháp, xâm phạm quyền công dân… nhưng Hội đồng Hiến pháp chỉ có quyền kiến nghị mà không có quyền phán xét rõ ràng là sai hay đúng.
Trên cơ sở đó, các ý kiến đề xuất theo hai hướng, hoặc là tăng thẩm quyền cho Hội đồng Hiến pháp, hoặc là thành lập Tòa án Hiến pháp. Các đề xuất trên là nhằm tăng tính thực thi cho Hội đồng Hiến pháp. Mặt khác, việc để Hội đồng Hiến pháp trực thuộc Quốc hội cũng là điều không thích hợp, cơ quan này cần thiết phải được đứng độc lập mới tăng hiệu quả hoạt động.
Liên quan tới lĩnh vực hoạt động của ngành tòa án, các ý kiến đóng góp cũng đề nghị trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần quy định thêm các nội dung tăng thẩm quyền cho tòa án, như tòa án được ban hành án lệ và coi đây là một nguồn của pháp luật, tòa án được thêm chức năng giải thích pháp luật…
Tập trung góp ý về vấn đề dân tộc, tôn giáo
Ngày 6-3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị để lấy ý kiến các chức sắc tôn giáo và người có uy tín đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tham dự Hội nghị có trên 70 chức sắc các tôn giáo và người có uy tín trong tỉnh. Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung góp ý về Điều 5 về dân tộc, Điều 9 về vai trò của Mặt trận các cấp, Điều 25 về tôn giáo và Điều 35 về đảm bảo an sinh xã hội.
Thượng Tọa Dương Nê, trụ trì chùa Trà Cuôn (huyện Mỹ Xuyên) thống nhất cao với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nội dung Dự thảo sửa đổi lần này có nhiều điểm mới như Điều 16, Điều 17 về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, trong đó nêu lên được các khoản như mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật...
Góp ý về khoản 2 Điều 5 về vấn đề dân tộc, có đại biểu đề nghị thêm vào từ “đều,” có nghĩa là “các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.”
Tại khoản 3 Điều 9 về vai trò của Ủy ban mặt trận các cấp, đại biểu đề nghị bỏ từ “tạo điều kiện” thay vào bằng từ “có trách nhiệm đảm bảo” nhằm hạn chế cơ chế xin cho. Đối với Điều 25 về tôn giáo, tín ngưỡng cũng được các đại biểu thảo luận rất nhiều. Nhiều đại biểu đồng ý thêm vào khoản 1 từ “tự do,” có nghĩa là mọi người có quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo.”
Đối với từ “bảo hộ” trong Điều này, các đại biểu nhất trí đề nghị đổi thành “bảo vệ” sẽ phù hợp hơn. Các đại biểu còn đề nghị cần phải giải thích cho rõ để nhân dân hiểu đúng giữa các từ: “nơi thờ tự” và “cơ sở thờ tự.”
Đối với Điều 35 (sửa đổi, bổ sung Điều 67 Hiến pháp năm 1992) trong Dự thảo viết quá ngắn, đại biểu đề nghị giữ nguyên Điều 67 trước đây...
Nam Định góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Ngày 7-3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của các cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh.
Qua quá trình tập hợp ý kiến, nguyện vọng của cán bộ, nhân dân từ hơn 600 đầu mối thuộc 10 huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định, tại hội nghị đã có hàng chục lượt ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết của đại diện các đơn vị, ngành, đoàn thể vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các đại biểu đều thống nhất với quan điểm việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là cần thiết; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã kế thừa và phát huy được tinh hoa của Hiến pháp những năm trước đây, vừa cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới, vừa cô đọng, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của các tầng lớp nhân dân.
Đa số các đại biểu đóng góp ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản để tăng tính cụ thể và xác đáng về từ ngữ. Có nhiều ý kiến đóng góp cho rằng khoản 3 Điều 9: “Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động” cần thêm cụm từ “có trách nhiệm” vào trước cụm từ “tạo điều kiện” hoặc thay “tạo điều kiện” bằng “đảm bảo điều kiện.”
Điều 21: “Mọi người có quyền sống,” theo các đại biểu không nên tách riêng rẽ mà nên gộp vào Điều 22, bổ sung thêm trở thành một khoản độc lập: “Mọi người có quyền sống, quyền lao động, học tập và mưu cầu hạnh phúc.” Tại Điều 16 (mới) nên thêm từ “hợp pháp” để làm chặt chẽ hơn khoản 1: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền hợp pháp của người khác.”
Ngoài việc thống nhất ý kiến tại một số điều chung, các đại biểu cũng có những ý kiến chi tiết vào nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đại biểu Trần Trọng Thái - đại diện các cấp Liên đoàn lao động trong tỉnh Nam Định cho rằng đối với Điều 11 Khoản 1: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm” nên đổi từ “Tổ quốc” bằng từ “chủ quyền”; cũng trong Điều 11 Khoản 2 “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền...” nên thêm từ “âm mưu” vào trước “hành vi,” trở thành: “Mọi âm mưu và hành vi...”
Theo đại biểu Phan Văn Ứng - Phó Trưởng ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh Nam Định, Điều 4 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã khá đầy đủ và rõ ràng, khẳng định được vai trò và vị trí lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ quyền làm chủ của nhân dân...
Hầu hết các đại biểu đều thống nhất quan điểm việc sử dụng từ ngữ diễn đạt trong Hiến pháp phải súc tích nhưng bên cạnh đó cần đầy đủ, dễ hiểu và phù hợp đối tượng.
Các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến khác xoay quanh các vấn đề về Nhà nước pháp quyền, việc thêm điều khoản về đầu tư cho giáo dục, văn hóa, vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..../.
Các tổ chức xã hội dân sự góp ý Dự thảo Hiến pháp  (07/03/2013)
ADB tài trợ gần 112 triệu USD phát triển nông nghiệp  (07/03/2013)
Trao đổi thương mại liên Triều duy trì tăng trưởng  (07/03/2013)
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi chấm dứt bế tắc chính trị  (07/03/2013)
Liên hợp quốc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Somalia  (07/03/2013)
Bộ trưởng Công Thương Singapore dự hội nghị AEM  (07/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên