Cán bộ tiếp dân là cầu nối Đảng, Nhà nước với dân
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân viên Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân một cách chu đáo, an toàn; thực hiện tốt việc đôn đốc các địa phương trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đã được Quốc hội thông qua.
Các cơ quan làm việc tại Trụ sở tiếp công dân đã có sự phối hợp tốt, là cầu nối, người đại diện của Đảng, Nhà nước với nhân dân, góp phần ổn định an ninh, chính trị.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong thời gian tới, cán bộ, nhân viên Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước cần rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, bất cập; nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ tiếp công dân, tránh giải quyết oan sai cho công dân. “Khuyết điểm, sai lầm cần nhận lỗi trước người dân nhưng cái đúng cần phải được bảo vệ”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội cần thường xuyên đối thoại trực tiếp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, giải quyết dứt điểm những bức xúc, khiếu kiện của nhân dân, giảm gánh nặng cho tuyến trên.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở người cán bộ tiếp công dân cần có sự hiểu biết, trách nhiệm cao, tâm huyết với nhân dân; lắng nghe ý kiến bức xúc của người dân với thái độ trân trọng; tăng cường đoàn kết, phối hợp tốt giữa các cơ quan để lắng nghe tìm ra cách để xử lý tốt nhất, góp phần bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội.
Các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ba cơ quan thường trực tại Trụ sở là: Thanh tra Chính phủ; Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Chính phủ.
Các cơ quan tiếp dân theo lịch mỗi tuần tiếp từ 2 đến 3 buổi là: Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng...
Năm 2012, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội đã tiếp và hướng dẫn 15.292 lượt người (giảm 39,53% so với năm 2011) với 3.942 vụ việc (giảm 9,14% so với năm 2011); có 497 lượt đoàn đông người (tăng 12,72 % năm so với năm 2011).
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và chúc tết cán bộ công nhân viên Thanh tra Chính phủ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua đã phát huy được vai trò cốt cán trong việc tham mưu, chủ trì công tác giải quyết công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, rà soát các vụ việc tồn đọng kéo dài; thực hiện tốt việc tham mưu trong công tác phòng, chống tham nhũng, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chính phủ sẽ luôn sát cánh với Thanh tra Chính phủ, nhất là trong những công việc khó khăn, phức tạp; đồng thời mong muốn trong năm mới 2013, Thanh tra Chính phủ sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, xứng đáng là “cánh tay đắc lực” của Chính phủ./.
Danh thắng Yên Tử đón Bằng Di tích quốc gia đặc biệt  (19/02/2013)
Thủ tướng chỉ đạo tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh  (19/02/2013)
Đưa kim ngạch Việt-Nga lên bảy tỷ USD năm nay  (19/02/2013)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên