Cải cách hành chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở TP. Hồ Chí Minh
21:43, ngày 09-02-2013
TCCSĐT - TP. Hồ Chí Minh là địa phương luôn đi đầu trong công tác cải cách hành chính, từ việc thí điểm thực hiện mô hình “một cửa”, “một cửa, một dấu” những năm 90 của thế kỷ trước, đến nay, TP. Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều biện pháp toàn diện nhằm xây dựng mô hình chính quyền đô thị hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2012, kinh tế nước ta nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào liên tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước có sự cạnh tranh gay gắt. Lãi suất vay vốn ở mức cao, làm tăng chi phí sản xuất. Để ổn định kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Thành phố đã tăng cường chỉ đạo, điều hành, có các giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời. Giải pháp trọng tâm, được lãnh đạo Thành phố đặc biệt quan tâm là đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nhằm giảm chi phí (vật chất và thời gian) cho người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao sức hấp dẫn đầu tư và sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Các biện pháp cải cách hành chính được triển khai toàn diện, từ việc đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp đến các thủ tục trong lĩnh vực cấp phép, thuế, xuất nhập khẩu hàng hóa,… Nhờ vậy, trong năm 2012, kinh tế Thành phố tiếp tục tăng trưởng, đạt mức 9,2%. Tốc độ tăng trưởng đó, tuy có thấp hơn mức kế hoạch (10%) nhưng xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế nước ta năm 2012 (tăng trưởng GDP của nước ta năm 2012 chỉ đạt 5,03%) thì đây là một kết quả rất tích cực.
Trong 9,2% tăng trưởng chung của kinh tế thành phố, khu vực dịch vụ có mức đóng góp cao nhất với 5,4 điểm phần trăm; tiếp theo là công nghiệp và xây dựng: 3,7 điểm phần trăm và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: 0,1 điểm phần trăm. Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 6.824 tỷ đồng, chiếm 1,2% GDP, tăng 5,1%; của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 268.329 tỷ đồng, chiếm 45,3% GDP, tăng 8,3%, trong đó riêng công nghiệp tăng 8,9%; của khu vực dịch vụ đạt 316.710 tỷ đồng, chiếm 53,5% GDP, tăng 10%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1%; giá trị hàng hóa xuất khẩu (không tính dầu thô) tăng 3%; lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%; lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 3,8 triệu lượt người, tăng 8%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 217,1 ngàn tỷ đồng, tăng 9,1%; thu ngân sách nhà nước (không tính thu từ dầu thô) đạt 185,4 ngàn tỷ đồng, tăng 5,3%; chi ngân sách địa phương 67,7 ngàn tỷ đồng, tăng 13,9% (1).
Cải cách hành chính: kết quả và hạn chế
Năm qua, công tác cải cách hành chính được TP. Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên. Phần lớn các chương trình đề ra đều được triển khai và hoàn thành. Đến nay, 100% sở, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã áp dụng cơ chế “một cửa” trong giải quyết các thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa hành chính được quan tâm đầu tư. Riêng năm 2012 tổng kinh phí đầu tư cho công tác này lên tới gần 87 tỷ đồng.
Giảm hơn 20% thủ tục hành chính liên quan đến người dân
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2012, Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh Đặng Công Luận cho biết, tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn hiện nay còn 2.221 thủ tục (giảm hơn 20% so với năm 2011).
Trong đó, thủ tục hành chính áp dụng tại các sở, ban, ngành là 1.620, còn lại khoảng gần 500 thủ tục hành chính áp dụng tại UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Nhiều thủ tục hành chính về nhà đất, cấp phép xây dựng, tư pháp, hộ tịch được giảm đáng kể; nhiều hình thức giải quyết thủ tục hành chính được áp dụng tận nhà, gửi kết quả qua bưu điện, tiếp nhận trong ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc… đã tạo thuận lợi cho người dân và giảm đáng kể tình trạng nhũng nhiễu, hành dân.
Hoàn thành thực thi 97% thủ tục hành chính
Đến nay, UBND TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành cơ bản việc thực thi những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành với 192/197 thủ tục hành chính, trong đó UBND Thành phố ban hành 18 quy định, thực thi xong 146 thủ tục đạt tỷ lệ 97%.
Bên cạnh đó, trong năm 2012, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành 20 quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành. Theo đó, tổng số thủ tục hành chính hiện nay là 2.221 thủ tục. Trong đó có 1.620 thủ tục tại sở, ban ngành, 468 thủ tục áp dụng tại UBND quận, huyện, 132 thủ tục áp dụng tại UBND phường, xã, thị trấn.
Ngoài ra, cơ chế “một cửa” tiếp tục được triển khai đồng bộ, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện giải quyết tốt công việc của tổ chức và công dân. Đến nay các sở, ngành thành phố và 24 quận huyện, 322/322 phường, xã, thị trấn trên địa bàn đã áp dụng cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính theo thẩm quyền quy định.
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” cũng đã được thực hiện tại các sở, ngành gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp liên ngành để giải quyết hồ sơ cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Sở Giao thông Vận tải với Khu Quản lý giao thông đô thị và Cảng vụ đường thủy nội địa phối hợp trong thủ tục cấp phép đào đường và cấp phép hoạt động bến giao thông thủy nội địa. Sở Thông tin Truyền thông và Cục Hải quan thành phố phối hợp để cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; Sở Văn hóa thể thao và Du lịch phối hợp liên ngành cấp giấy phép thực hiện quảng cáo theo cơ chế một cửa liên thông.
Hiện tại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, 24/24 quận huyện đã triển khai quy trình liên thông hoàn chỉnh giữa UBND quận, huyện và UBND phường, xã, thị trấn trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế…
Theo đánh giá của nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài, công tác cải cách hành chính của thành phố đã có một bước tiến khá dài, đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ tục hành chính quan trọng ở nhiều lĩnh vực vẫn còn rườm rà, thực thi công vụ còn chậm…
Theo ông Nguyễn Thành Tài, mục tiêu cải cách hành chính tại TP. Hồ Chí Minh là phải có một guồng máy quản lý hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả với một đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động chuyên nghiệp, gần dân, sát dân, phục vụ lợi ích của dân. Để làm được điều đó, các quận, huyện phường xã cần kết hợp với các sở, ngành rà soát văn bản, ban hành kịp thời, bảo đảm chất lượng, chính xác, không chồng chéo, đồng thời, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đến cấp phép kinh doanh, đất đai, quy hoạch, xây dựng…
Hiện nay, Thành phố cũng tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình Bí thư đồng thời là chủ tịch UBND ở 4 quận, huyện và 61 phường, xã, thị trấn.
Hơn 90.000 doanh nghiệp thực hiện kê khai điện tử
Đối với doanh nghiệp, năm 2012, cơ chế “một cửa liên thông” tiếp tục được Thành phố triển khai đồng bộ ở cả 24 quận, huyện và 322 phường, xã, thị trấn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong quản lý hành chính nhà nước tiếp tục được thực hiện đã góp phần đáng kể giảm phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân. Đến nay Thành phố đã có 436 đơn vị thực hiện liên thông văn bản điện tử.
Ngoài ra, trong năm 2012, đã có hơn 90.000 doanh nghiệp Thành phố đã thực hiện kê khai điện tử.
Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn còn gây phiền hà người dân
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Minh Trí, tổng số thủ tục hành chính hiện nay là 2.221 thủ tục, trong đó áp dụng tại sở, ban, ngành là 1.620 thủ tục, tại UBND quận, huyện là 468 thủ tục, tại UBND phường, xã, thị trấn là 132 thủ tục, tuy nhiên việc cập nhật thủ tục hành chính tại các đơn vị này còn chậm trễ, nội dung công khai chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục hành chính tuy đã được rà soát, điều chỉnh và có tiến bộ nhưng vẫn còn tình trạng phiền hà người dân và doanh nghiệp khi đến liên hệ, giải quyết công việc với cơ quan công quyền.
Cán bộ, công chức cũng còn hiện tượng né tránh, sợ trách nhiệm, thái độ thờ ơ,… đang là lực cản cho việc thực hiện chương trình cải cách hành chính của Thành phố.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính: phương hướng và kiến nghị
Năm 2013 và các năm tiếp theo, TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng cường hiện đại hóa nền hành chính thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống điện tử “một cửa”, tối ưu hóa quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân.
Bên cạnh đó, Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Năm 2013, Thành phố đề ra mục tiêu giảm thêm khoảng hơn 20% thủ tục hành chính, trong đó tập trung vào các thủ tục hành chính là rào cản đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời tăng cường các giải pháp cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước và trong nội bộ từng cơ quan hành chính...
Ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh nói: "Năm 2013, chúng tôi tiếp tục kiến nghị xây mô hình tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố phù hợp với tình hình thực tế mô hình đô thị loại đặc biệt. Vấn đề thứ hai có yếu tố quyết định chính là chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức. Đó cũng tiêu chí hàng đầu tạo môi trường thân thiện thu hút đầu tư cũng như phục vụ nhu cầu hành chính của nhân dân".
Riêng đối với mô hình “một cửa hiện đại”, UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị Trung ương sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để triển khai thực hiện, đặc biệt là sớm khắc phục tình trạng không đồng bộ trong quy định pháp luật (như luật đã có hiệu lực nhưng chờ nghị định, còn nghị định thì chờ thông tư…) và có cơ chế riêng cho chính quyền đô thị./.
-------------------------------------------------
(1) Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2012
Năm 2012, kinh tế nước ta nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào liên tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước có sự cạnh tranh gay gắt. Lãi suất vay vốn ở mức cao, làm tăng chi phí sản xuất. Để ổn định kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Thành phố đã tăng cường chỉ đạo, điều hành, có các giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời. Giải pháp trọng tâm, được lãnh đạo Thành phố đặc biệt quan tâm là đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nhằm giảm chi phí (vật chất và thời gian) cho người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao sức hấp dẫn đầu tư và sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Các biện pháp cải cách hành chính được triển khai toàn diện, từ việc đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp đến các thủ tục trong lĩnh vực cấp phép, thuế, xuất nhập khẩu hàng hóa,… Nhờ vậy, trong năm 2012, kinh tế Thành phố tiếp tục tăng trưởng, đạt mức 9,2%. Tốc độ tăng trưởng đó, tuy có thấp hơn mức kế hoạch (10%) nhưng xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế nước ta năm 2012 (tăng trưởng GDP của nước ta năm 2012 chỉ đạt 5,03%) thì đây là một kết quả rất tích cực.
Trong 9,2% tăng trưởng chung của kinh tế thành phố, khu vực dịch vụ có mức đóng góp cao nhất với 5,4 điểm phần trăm; tiếp theo là công nghiệp và xây dựng: 3,7 điểm phần trăm và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: 0,1 điểm phần trăm. Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 6.824 tỷ đồng, chiếm 1,2% GDP, tăng 5,1%; của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 268.329 tỷ đồng, chiếm 45,3% GDP, tăng 8,3%, trong đó riêng công nghiệp tăng 8,9%; của khu vực dịch vụ đạt 316.710 tỷ đồng, chiếm 53,5% GDP, tăng 10%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1%; giá trị hàng hóa xuất khẩu (không tính dầu thô) tăng 3%; lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%; lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 3,8 triệu lượt người, tăng 8%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 217,1 ngàn tỷ đồng, tăng 9,1%; thu ngân sách nhà nước (không tính thu từ dầu thô) đạt 185,4 ngàn tỷ đồng, tăng 5,3%; chi ngân sách địa phương 67,7 ngàn tỷ đồng, tăng 13,9% (1).
Cải cách hành chính: kết quả và hạn chế
Năm qua, công tác cải cách hành chính được TP. Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên. Phần lớn các chương trình đề ra đều được triển khai và hoàn thành. Đến nay, 100% sở, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã áp dụng cơ chế “một cửa” trong giải quyết các thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa hành chính được quan tâm đầu tư. Riêng năm 2012 tổng kinh phí đầu tư cho công tác này lên tới gần 87 tỷ đồng.
Giảm hơn 20% thủ tục hành chính liên quan đến người dân
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2012, Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh Đặng Công Luận cho biết, tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn hiện nay còn 2.221 thủ tục (giảm hơn 20% so với năm 2011).
Trong đó, thủ tục hành chính áp dụng tại các sở, ban, ngành là 1.620, còn lại khoảng gần 500 thủ tục hành chính áp dụng tại UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Nhiều thủ tục hành chính về nhà đất, cấp phép xây dựng, tư pháp, hộ tịch được giảm đáng kể; nhiều hình thức giải quyết thủ tục hành chính được áp dụng tận nhà, gửi kết quả qua bưu điện, tiếp nhận trong ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc… đã tạo thuận lợi cho người dân và giảm đáng kể tình trạng nhũng nhiễu, hành dân.
Hoàn thành thực thi 97% thủ tục hành chính
Đến nay, UBND TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành cơ bản việc thực thi những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành với 192/197 thủ tục hành chính, trong đó UBND Thành phố ban hành 18 quy định, thực thi xong 146 thủ tục đạt tỷ lệ 97%.
Bên cạnh đó, trong năm 2012, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành 20 quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành. Theo đó, tổng số thủ tục hành chính hiện nay là 2.221 thủ tục. Trong đó có 1.620 thủ tục tại sở, ban ngành, 468 thủ tục áp dụng tại UBND quận, huyện, 132 thủ tục áp dụng tại UBND phường, xã, thị trấn.
Ngoài ra, cơ chế “một cửa” tiếp tục được triển khai đồng bộ, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện giải quyết tốt công việc của tổ chức và công dân. Đến nay các sở, ngành thành phố và 24 quận huyện, 322/322 phường, xã, thị trấn trên địa bàn đã áp dụng cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính theo thẩm quyền quy định.
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” cũng đã được thực hiện tại các sở, ngành gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp liên ngành để giải quyết hồ sơ cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Sở Giao thông Vận tải với Khu Quản lý giao thông đô thị và Cảng vụ đường thủy nội địa phối hợp trong thủ tục cấp phép đào đường và cấp phép hoạt động bến giao thông thủy nội địa. Sở Thông tin Truyền thông và Cục Hải quan thành phố phối hợp để cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; Sở Văn hóa thể thao và Du lịch phối hợp liên ngành cấp giấy phép thực hiện quảng cáo theo cơ chế một cửa liên thông.
Hiện tại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, 24/24 quận huyện đã triển khai quy trình liên thông hoàn chỉnh giữa UBND quận, huyện và UBND phường, xã, thị trấn trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế…
Theo đánh giá của nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài, công tác cải cách hành chính của thành phố đã có một bước tiến khá dài, đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ tục hành chính quan trọng ở nhiều lĩnh vực vẫn còn rườm rà, thực thi công vụ còn chậm…
Theo ông Nguyễn Thành Tài, mục tiêu cải cách hành chính tại TP. Hồ Chí Minh là phải có một guồng máy quản lý hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả với một đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động chuyên nghiệp, gần dân, sát dân, phục vụ lợi ích của dân. Để làm được điều đó, các quận, huyện phường xã cần kết hợp với các sở, ngành rà soát văn bản, ban hành kịp thời, bảo đảm chất lượng, chính xác, không chồng chéo, đồng thời, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đến cấp phép kinh doanh, đất đai, quy hoạch, xây dựng…
Hiện nay, Thành phố cũng tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình Bí thư đồng thời là chủ tịch UBND ở 4 quận, huyện và 61 phường, xã, thị trấn.
Hơn 90.000 doanh nghiệp thực hiện kê khai điện tử
Đối với doanh nghiệp, năm 2012, cơ chế “một cửa liên thông” tiếp tục được Thành phố triển khai đồng bộ ở cả 24 quận, huyện và 322 phường, xã, thị trấn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong quản lý hành chính nhà nước tiếp tục được thực hiện đã góp phần đáng kể giảm phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân. Đến nay Thành phố đã có 436 đơn vị thực hiện liên thông văn bản điện tử.
Ngoài ra, trong năm 2012, đã có hơn 90.000 doanh nghiệp Thành phố đã thực hiện kê khai điện tử.
Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn còn gây phiền hà người dân
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Minh Trí, tổng số thủ tục hành chính hiện nay là 2.221 thủ tục, trong đó áp dụng tại sở, ban, ngành là 1.620 thủ tục, tại UBND quận, huyện là 468 thủ tục, tại UBND phường, xã, thị trấn là 132 thủ tục, tuy nhiên việc cập nhật thủ tục hành chính tại các đơn vị này còn chậm trễ, nội dung công khai chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục hành chính tuy đã được rà soát, điều chỉnh và có tiến bộ nhưng vẫn còn tình trạng phiền hà người dân và doanh nghiệp khi đến liên hệ, giải quyết công việc với cơ quan công quyền.
Cán bộ, công chức cũng còn hiện tượng né tránh, sợ trách nhiệm, thái độ thờ ơ,… đang là lực cản cho việc thực hiện chương trình cải cách hành chính của Thành phố.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính: phương hướng và kiến nghị
Năm 2013 và các năm tiếp theo, TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng cường hiện đại hóa nền hành chính thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống điện tử “một cửa”, tối ưu hóa quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân.
Bên cạnh đó, Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Năm 2013, Thành phố đề ra mục tiêu giảm thêm khoảng hơn 20% thủ tục hành chính, trong đó tập trung vào các thủ tục hành chính là rào cản đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời tăng cường các giải pháp cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước và trong nội bộ từng cơ quan hành chính...
Ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh nói: "Năm 2013, chúng tôi tiếp tục kiến nghị xây mô hình tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố phù hợp với tình hình thực tế mô hình đô thị loại đặc biệt. Vấn đề thứ hai có yếu tố quyết định chính là chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức. Đó cũng tiêu chí hàng đầu tạo môi trường thân thiện thu hút đầu tư cũng như phục vụ nhu cầu hành chính của nhân dân".
Riêng đối với mô hình “một cửa hiện đại”, UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị Trung ương sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để triển khai thực hiện, đặc biệt là sớm khắc phục tình trạng không đồng bộ trong quy định pháp luật (như luật đã có hiệu lực nhưng chờ nghị định, còn nghị định thì chờ thông tư…) và có cơ chế riêng cho chính quyền đô thị./.
-------------------------------------------------
(1) Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2012
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (09/02/2013)
Điện mừng ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Qatar  (09/02/2013)
Lãnh đạo EU nhất trí ngân sách chung 960 tỷ euro  (08/02/2013)
APEC sẽ tăng cường kết nối hợp tác kinh tế khu vực  (08/02/2013)
Gia hạn 6 tháng cho thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT  (08/02/2013)
Hoạt động đối ngoại nhân dịp Tết cổ truyền Quý Tỵ  (08/02/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên