APEC sẽ tăng cường kết nối hợp tác kinh tế khu vực
Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ nhất đã kết thúc ngày 7-2, với sự nhất trí thiết lập một khuôn khổ kết nối, thực hiện các sáng kiến và cam kết chính trị nhằm tăng cường hợp tác, kết nối kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên và trong khu vực.
Thông cáo báo chí sau khi SOM APEC 1 kết thúc cho biết các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất này đã dành ưu tiên thảo luận các vấn đề liên quan đến thúc đẩy tự do và mở cửa đầu tư, thương mại và dịch vụ, tăng trưởng bền vững và công bằng, kết nối giữa các nền kinh tế thành viên - những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao APEC 2013, sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm nay tại Bali, Indonesia.
Tổng vụ trưởng châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi, Bộ Ngoại giao Indonesia, đồng thời là Chủ tịch SOM APEC 1, ông Yuri Thamrin cho biết APEC sẽ tiếp tục tập trung thảo luận sâu về các biện pháp phi thuế quan và các rào cản đối với thương mại và đầu tư, vấn đề cải thiện chất lượng tăng trưởng, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực dựa trên sự kết nối các trung tâm tăng trưởng.
Để thúc đẩy kết nối khu vực, các nền kinh tế APEC sẽ tăng cường hợp tác, đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các chương trình khung về quản trị tốt, hệ thống tài chính vững mạnh và quản lý rủi ro.
Ngoài ra, để khắc phục những thách thức liên quan đến ách tắc trong chuỗi cung ứng làm gián đoạn hoạt động thương mại giữa các nền kinh tế thành viên, APEC sẽ tìm kiếm một cơ chế hỗ trợ quốc tế trong trường hợp khẩn cấp để cung cấp cứu trợ thảm họa thiên tai kịp thời và hiệu quả, không những giúp các nền kinh tế thành viên giảm thiểu thiệt hại, mà còn góp phần vào sự phục hồi khu vực châu Á - Thái Bình Dương như một trung tâm và động lực chủ yếu của tăng trưởng toàn cầu.
Theo ông Thamrin, các Hội nghị SOM APEC lần thứ hai và lần thứ ba, được tổ chức tại Surabaya ở Đông Java và Medan ở Bắc Sumarta vào tháng Ba và tháng Sáu tới, sẽ tiếp tục thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, khả năng phục hồi sau thảm họa, các vấn đề đại dương và hàng hải, đối thoại chính sách công - tư, thúc đẩy giáo dục xuyên biên giới, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và nữ doanh nhân, chương trình sức khỏe, trao quyền cho nông dân, và phối hợp với các diễn đàn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhằm hoàn thành các nội dung chuẩn bị cho chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao APEC 2013.
APEC SOM 1 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 25-1 đến 7-2-2013 tại Jakarta, Indonesia, với sự tham gia của hơn 1300 quan chức cấp cao các ngành kinh tế của 21 nền kinh tế thành viên, bao gồm 44 cuộc họp chuyên môn với 26 Ủy ban và tiểu Ủy ban của APEC.
APEC được thành lập năm 1989, gồm 21 nền kinh tế thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam./.
Gia hạn 6 tháng cho thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT  (08/02/2013)
Hoạt động đối ngoại nhân dịp Tết cổ truyền Quý Tỵ  (08/02/2013)
Chủ tịch Quốc hội chúc Tết cơ quan của Quốc hội  (08/02/2013)
Bạo lực gia đình ở Việt Nam - nguyên nhân và giải pháp  (08/02/2013)
Cầu truyền hình chúc Tết huyện đảo Trường Sa  (08/02/2013)
Huy động được 5.450 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ  (08/02/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên