Họp báo Hội thảo khoa học “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”
Tại buổi họp báo, GS, TS. Trương Giang Long cho biết: Hội thảo sẽ có sự tham dự của hơn 200 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu. Hội thảo này nhằm góp phần quán triệt và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong đó, tập trung vào nội dung Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5, khóa XI về việc “tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đến năm 2020; những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được Quốc hội khóa XIII mới thông qua.
Trên tinh thần đó, Hội thảo sẽ tập trung biện giải những vấn đề sau:
Thứ nhất, tham nhũng gồm những gì? Vật chất, tiền tài, đất đai,… và có tham nhũng quyền lực không? Tình trạng biến quyền lực được nhân dân giao cho thành “vật sở hữu riêng” để mưu toan đoạt lợi, vì lợi ích nhóm, thậm chí để kéo bè kéo cánh, chia rẽ nội bộ, trù dập đồng chí, đe dọa nhân dân, thì có phải là tham nhũng không? Những ai làm việc đó? Nguyên nhân nào sinh ra tệ nạn này? Khách quan hay chủ quan? Cơ chế hay chính con người?,... Những vấn đề này đã, đang và sẽ xâm hại mục tiêu cao cả mà toàn dân tộc ta đang phấn đấu dưới ngọn cờ của Đảng vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ hai, làm sao để biến quyết tâm và hành động chính trị chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước ta thành quyết tâm và hành động chính trị của tất cả các tổ chức đảng, cấp uỷ, chính quyền và cả hệ thống chính trị các cấp, của mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; làm sao và bằng cách nào huy động tổng hợp sức mạnh của toàn dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc đấu tranh này. Phải kiên quyết khắc phục tình trạng “dĩ hoà vi quý”, nể nang, né tránh, “đánh trống bỏ dùi”, “bắt cóc bỏ đĩa”, “đầu voi đuôi chuột”, làm tê liệt sức chiến đấu, trước các hiện tượng tham nhũng; chỉ thấy tham nhũng ở các ngành, địa phương, đơn vị khác mà không thấy, không dám đấu tranh với tệ nạn tham nhũng ngay trong ngành, địa phương, đơn vị mình.
Thứ ba, cần có cơ chế như thế nào để bảo vệ những người tố cáo tham nhũng, những cá nhân và những tập thể chống tham nhũng? Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đối với những vụ việc tham nhũng, lãng phí do cán bộ, đảng viên dưới quyền quản lý trực tiếp gây ra và cả việc không nắm được tình hình, không quản lý được đơn vị, không phát hiện được những vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở đơn vị mình trước khi nhân dân, các cơ quan chức năng hay báo chí phát hiện.
Thứ tư, sự thống nhất trong chương trình hành động của các cấp, các ngành, từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đến đơn vị cơ sở như thế nào? Xác định rõ những ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng yếu thường xảy ra tham nhũng, lãng phí, những vụ việc quan trọng, bức xúc nhất để từ đó lựa chọn đúng, trúng, để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, dành sự ưu tiên thỏa đáng, cao độ để giải quyết dứt điểm.
Thứ năm, cách tiếp cận vấn đề kê khai, kiểm soát, giám sát tài sản và thu nhập của cán bộ công chức; cải cách chế độ tiền lương, minh bạch hóa các khoản thu nhập của cán bộ, công chức; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch.
Thứ sáu, việc tổ chức kiểm tra, thanh tra, động viên, khuyến khích cán bộ, đảng viên, nhân dân phát hiện, tố giác, đưa ra ánh sáng mọi vụ việc tham nhũng, nhất là những vụ tham nhũng nghiêm trọng, kéo dài đã đúng, trúng và thỏa đáng chưa?
Theo Ban Tổ chức Hội thảo, sau hơn 4 tháng chuẩn bị, đến nay đã nhận được 65 bài tham luận của các tác giả là nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu. Tất cả các tham luận này đều tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân, tình trạng, tác hại của nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung; đồng thời nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tệ nạn này, góp phần làm sáng tỏ mặt được, chưa được, và đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính khả thi cao trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Hội thảo sẽ tổ chức vào ngày 15-1-2013 tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh./.
Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam  (11/01/2013)
Việt Nam - Italy tăng cường hợp tác về quốc phòng  (11/01/2013)
Thị trường bất động sản vào chu kỳ tăng trưởng mới  (11/01/2013)
Sản lượng dầu mỏ Mỹ sẽ tăng cao nhất trong 25 năm  (11/01/2013)
HSBC: Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ thu hút vốn FDI  (11/01/2013)
Nhật Bản - Hàn Quốc tiến hành đối thoại chiến lược  (10/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên