10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2012
TCCSĐT - Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2012. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
1. Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nghiêm túc trong toàn Đảng, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.
Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 đã thu hút được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài, toàn diện trong công tác xây dựng Đảng, liên quan đến sự sống còn của Đảng, sự tồn vong của chế độ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Kinh nghiệm lịch sử Đảng ta cho thấy, một khi Đảng tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm và tự nghiêm khắc, quyết tâm khắc phục, sửa chữa thì sức mạnh của Đảng càng được nâng lên; nhân dân càng tin yêu và ủng hộ Đảng. Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức hiện nay, điều đó càng hết sức cần thiết”.
2. Nhiều nội dung quan trọng được thảo luận và quyết định tại kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XIII)
Tại kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XIII), Quốc hội đã cho ý kiến bước đầu về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đây là việc cụ thể hóa các nội dung được Hội nghị Trung ương 5, Trung ương 6 khóa XI của Đảng quyết định. Kỳ họp đã được phát thanh và truyền hình trực tiếp nhiều nhất từ trước đến nay, thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân cả nước và dư luận quốc tế.
3. Kinh tế Việt Nam vẫn giữ ổn định và duy trì tăng trưởng với GDP tăng trên 5%, lạm phát dưới 7%
Đây là nỗ lực lớn lao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong điều kiện những vấn đề nội tại của nền kinh tế chưa được khắc phục hiệu quả, thiên tai liên tục và tác động của biến đổi khí hậu cộng với ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế thế giới. Các biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu thị trường tài chính, ngân hàng và tái cơ cấu đầu tư bước đầu đã được triển khai.
Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển, góp phần ổn định kinh tế - xã hội: Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt gần 44 triệu tấn; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 25 tỷ đôla Mỹ trong đó gạo, cà phê, hạt tiêu... vươn lên hàng đầu thế giới.
4. Bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo được toàn dân tộc Việt Nam đặc biệt quan tâm
Việt Nam chủ trương bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử, luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán, giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực và thế giới. Không chỉ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử trong nước và quốc tế mà nhiều người dân, trong đó có kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài đã cung cấp thêm nhiều tài liệu, chứng cứ lịch sử liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
5. Năm Đoàn kết, Hữu nghị Việt Nam - Lào và Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia được tổ chức trọng thể
Nhiều hoạt động được tổ chức ở Việt Nam, Lào, Campuchia, khẳng định tình đoàn kết, hữu nghị, cùng nhau quyết tâm xây dựng mỗi quốc gia ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, vì hòa bình, ổn định và phát triển của 3 nước Đông Dương anh em. Trong đó có các cuộc míttinh, gặp mặt; Lãnh đạo cấp cao tiến hành các chuyến thăm; Tăng cường trao đổi đoàn, giao lưu, hợp tác kinh tế - thương mại giữa các bộ, ban, ngành, địa phương hai nước; Giao lưu hữu nghị nhân dân, giao lưu văn hóa, nghệ thuật và thể thao.
6. Số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương giảm mạnh trong Năm An toàn giao thông quốc gia
Năm An toàn giao thông quốc gia được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát động trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tai nạn giao thông đã giảm 17% số vụ, giảm hơn 14% số người chết, giảm 20% số người bị thương. Có được điều này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương, nhận thức của người dân được nâng cao thông qua công tác tuyên truyền mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, tai nạn giao thông vẫn đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội bởi những cái chết thương tâm và để lại những hậu quả khủng khiếp, lâu dài với những người bị tai nạn và toàn cộng đồng.
7. Hoàn thành nhiều công trình trọng điểm quốc gia
Nhà máy Thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á khánh thành sau 7 năm xây dựng. Đây là sản phẩm của bàn tay, khối óc, kết tinh trí tuệ, sáng tạo của con người Việt Nam. Việc Nhà máy thủy điện Sơn La, có tổng công suất 2.400 MW, về đích sớm hơn 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội đã tiết kiệm và làm lợi cho đất nước hơn 40.000 tỷ đồng.
Trước đó, vệ tinh viễn thông VINASAT-2 đã được phóng thành công vào quỹ đạo tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian vũ trụ. Cùng với việc phóng vệ tinh thứ 2, Việt Nam đã khởi công dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội.
8. Năm 2012 - năm diễn ra Đại hội của 3 tổ chức chính trị - xã hội quan trọng
Đó là Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 11, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ 10, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ 5. Qua Đại hội, đoàn viên thanh niên, cựu chiến binh và phụ nữ Việt Nam tiếp tục khẳng định niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và phấn đấu góp sức mình để xây dựng đất nước mạnh giàu.
9. Vinh danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại; công nhận Bộ Mộc bản kinh Phật của chùa Vĩnh Nghiêm (thuộc tỉnh Bắc Giang) gồm hơn 3.000 tấm ván rời là Di sản tư liệu ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Việc UNESCO tôn vinh, ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt và bộ Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một lần nữa khẳng định những giá trị độc đáo của văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu trong việc bảo tồn vốn văn hóa cổ, văn hóa vật thể và phi vật thể.
10. Thể thao Việt Nam “trắng tay” tại Olympic London 2012 và giải bóng đá vô địch Đông Nam Á
Đoàn thể thao Việt Nam đã không giành được huy chương nào tại Thế vận hội London - một sân chơi đỉnh cao của thể thao thế giới. Trong khi đó, Đội tuyển bóng đá quốc gia bị loại khỏi Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) ngay từ vòng bảng. Điều này cho thấy, thể thao Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có những bước tiến vững chắc mà cụ thể là hoạch định chiến lược, quản lý, đầu tư, huấn luyện, đào tạo và xây dựng đội ngũ “có tâm, có tầm”./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam  (25/12/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Lào  (25/12/2012)
Năm 2013: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát  (25/12/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki  (25/12/2012)
Điện mừng Thủ tướng Romania Victor Ponta tái cử  (25/12/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên