Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 26-11 đến ngày 2-12-2012)
15:40, ngày 04-12-2012
TCCSĐT - Tại cuộc bỏ phiếu vào rạng sáng 30-11-2012 (theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp thuận cho nâng cấp từ địa vị “thực thể quan sát viên” lên “nhà nước quan sát viên”, công nhận Nhà nước Pa-lét-xtin với đường biên giới năm 1967. Đây được coi thắng lợi lịch sử của Pa-lét-xtin.
1. Hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 18
Hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 18 bất đồng ngay từ tuần họp đầu tiên |
Ngày 26-11-2012, Hội nghị lần thứ 18 của các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 18) diễn ra tại Đô-ha (Doha), Ca-ta (Qatar) với mục tiêu đạt được một thỏa thuận cho việc gia hạn Nghị định thư Ki-ô-tô (Kyoto) về cắt giảm khí thải của các nước phát triển sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Trong 12 ngày họp sắp tới, đại biểu từ gần 200 nước trên thế giới phải tìm được tiếng nói chung trong việc gia hạn Nghị định thư Ki-ô-tô năm 1997. Hội nghị lần này còn có tham vọng đặt nền móng cho một hiệp định cắt giảm khí thải mở rộng đối với tất cả các nước dự kiến khởi động đàm phán vào năm 2015. Tuy nhiên, trưởng đoàn đàm phán khí hậu của Trung Quốc Tô Vĩ cho biết, các bên đã nêu rất rõ quan điểm về việc gia hạn Nghị định thư Ki-ô-tô nhưng chưa đạt được đột phá tích cực nào, ngoài việc thảo luận về nghĩa vụ đóng góp tài chính trong phiên họp của Nhóm công tác đặc biệt về Hành động hợp tác dài hạn (LCA). Hiện tại, các nước phát triển vẫn chần chừ trong việc đưa ra cam kết cắt giảm khí thải mạnh hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo của Nghị định thư Ki-ô-tô, với lý do muốn các nước đang phát triển cũng phải tham gia vào tiến trình này. Liên minh châu Âu (EU) đặt quyết tâm cao nhất với việc giữ cam kết sẽ cắt giảm tối thiểu 20% tổng lượng khí thải vào năm 2020 (so với mức của năm 1990) và sẽ nâng mức cắt giảm này lên 30% cho giai đoạn sau năm 2020. Tuy nhiên, một số quốc gia phát triển khác, trong đó có Ca-na-đa, Nhật Bản và Niu Di-lân, tuyên bố sẽ rút khỏi Nghị định thư sau năm 2012, còn Mỹ kiên quyết không tham gia bất kỳ thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu nào nếu không có sự góp mặt của các “ống khói” lớn thuộc khối BRICS gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Bra-xin và Nam Phi. Ngoài bất đồng bề nghĩa vụ cắt giảm khí thải, các bên cũng chia rẽ về thời gian xác định giai đoạn 2 của Nghị định thư. Trong khi EU và nhóm BRICS đề xuất giai đoạn 2 của Nghị định thư nên kéo dài 8 năm để phù hợp với các mục tiêu đề ra cho năm 2020, thì một số nước khác, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ, muốn giai đoạn này chỉ kéo dài 5 năm nhằm buộc các nước phát triển phải đẩy mạnh hơn nỗ lực cắt giảm khí thải nhà kính. Một yếu tố khác cũng gây chia rẽ trong tuần thảo luận đầu tiên của COP18 có liên quan tới vấn đề cung cấp hạn ngạch buôn bán khí thải các-bon trong giai đoạn 2 của Nghị định thư. Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc phản đối việc áp dụng hạn ngạch này, nhưng Nga và một số nước châu Âu khác lại ủng hộ, cho rằng điều này sẽ giúp cả hai bên tìm ra lối thoát cho những bế tắc hiện nay.
2. Hội nghị Truyền thông kỹ thuật số châu Á 2012
Từ ngày 27 đến ngày 29-11-2012, Hội nghị Truyền thông kỹ thuật số châu Á 2012 (Digital Media Asia 2012) lần thứ 4 do Hiệp hội Báo chí thế giới và xuất bản tin tức (WAN-IFRA) tổ chức đã diễn ra tại thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Kualar Lumpur) của Ma-lai-xi-a. Hội nghị tập trung vào các chủ đề như thông tin trực tuyến và truyền thông xã hội, những đổi mới kinh doanh kỹ thuật số, truyền thông thông minh, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực truyền thông,... Hơn 30 diễn giả đã trình bày tham luận tại hội nghị xoay quanh các vấn đề như xu hướng truyền thông kỹ thuật số, đổi mới thông tin đại chúng trong thời đại kỹ thuật số, gia tăng sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh trong lĩnh vực truyền thông,... Theo các chuyên gia, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của In-tơ-nét đã tạo ra sự thay đổi lớn trong xã hội. Đặc biệt, sự nở rộ các loại hình thông tin điện tử đã trở thành thách thức lớn cho báo in. Nhiều tờ báo in đang có xu hướng giảm số lượng phát hành ở nhiều quốc gia, thậm chí một số tờ báo đã phải ngừng xuất bản dù cố gắng thay đổi bằng nhiều hình thức. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số trong truyền thông hiện nay đang phát triển mạnh. Tỷ lệ người sử dụng phương tiện kỹ thuật số ở châu Âu là 67%, còn ở châu Á là 58%.
3. Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực với phụ nữ
Từ ngày 27 đến ngày 29-11-2012, Hội nghị Truyền thông kỹ thuật số châu Á 2012 (Digital Media Asia 2012) lần thứ 4 do Hiệp hội Báo chí thế giới và xuất bản tin tức (WAN-IFRA) tổ chức đã diễn ra tại thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Kualar Lumpur) của Ma-lai-xi-a. Hội nghị tập trung vào các chủ đề như thông tin trực tuyến và truyền thông xã hội, những đổi mới kinh doanh kỹ thuật số, truyền thông thông minh, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực truyền thông,... Hơn 30 diễn giả đã trình bày tham luận tại hội nghị xoay quanh các vấn đề như xu hướng truyền thông kỹ thuật số, đổi mới thông tin đại chúng trong thời đại kỹ thuật số, gia tăng sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh trong lĩnh vực truyền thông,... Theo các chuyên gia, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của In-tơ-nét đã tạo ra sự thay đổi lớn trong xã hội. Đặc biệt, sự nở rộ các loại hình thông tin điện tử đã trở thành thách thức lớn cho báo in. Nhiều tờ báo in đang có xu hướng giảm số lượng phát hành ở nhiều quốc gia, thậm chí một số tờ báo đã phải ngừng xuất bản dù cố gắng thay đổi bằng nhiều hình thức. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số trong truyền thông hiện nay đang phát triển mạnh. Tỷ lệ người sử dụng phương tiện kỹ thuật số ở châu Âu là 67%, còn ở châu Á là 58%.
3. Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực với phụ nữ
Ngày 28-11-2012, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn bạo lực với phụ nữ và kêu gọi các quốc gia cần cải thiện hoặc tăng cường pháp luật, chính sách xử lý những kẻ gây bạo lực với phụ nữ, đồng thời có các biện pháp phục hồi thể chất và tinh thần cho các nạn nhân bị bạo hành. Tổng thư ký Ban Ki-mun cho rằng, bạo lực với phụ nữ là vi phạm quyền con người, xảy ra nhiều trên thế giới, bắt nguồn từ sự phân biệt đối xử, sự thiếu hiểu biết hay thờ ơ của cộng đồng và thiếu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật. Ở một số nước, cứ 10 phụ nữ thì có tới 7 người bị đánh đập, cưỡng hiếp, hoặc các hình thức bạo hành khác. Tổng thư ký Ban Ki-mun lên án các hành vi này và kêu gọi mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm chặn đứng tình trạng đối xử bất công hoặc các phong tục cổ hủ cho phép sử dụng bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái, đồng thời phải xử lý thật nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm.
4. Năm 2012 là năm nóng kỷ lục trong lịch sử nhân loại
Ngày 28-11-2012, tại cuộc họp báo ở Giơ-ne-vơ (Geneva), Thụy Sĩ, Tổ chức Khí tượng học thế giới cho biết, khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2012 được xem là thời gian nóng thứ 9 trong lịch sử loài người, tính từ năm 1850 đến nay. Trong đó, riêng nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương đã cao hơn 0,45 độ so với nhiệt độ của giai đoạn những năm 1961-1990. Nhiệt độ luôn ở mức trên trung bình trong khoảng 10 tháng của năm 2012, đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ trái đất, ngoại trừ Ô-xtrây-li-a và các khu vực phía Bắc của Trung Quốc. Tình trạng này đã tác động mạnh tới tốc độ tan chảy của băng Bắc Cực. Báo cáo của Tổ chức khí tượng học thế giới lần này được xem là lời cảnh báo với thế giới về tình trạng nóng lên của toàn cầu, trong bối cảnh các nhà đàm phán khí hậu các nước đang nhóm họp tại Đô-ha (Doha), Ca-ta (Qatar). Bản cập nhật đầy đủ về thời tiết của cả năm 2012 sẽ được công bố vào tháng 3 năm 2013.
5. Trung Quốc - Liên minh châu Âu củng cố quan hệ đối tác chiến lược
Ngày 29-11-2012, Hội nghị doanh nghiệp châu Âu - Trung Quốc lớn nhất châu Âu với chủ đề “Hội nghị Cấp cao Ham-buốc: Trung Quốc gặp châu Âu” đã diễn ra tại thành phố Ham-buốc (Hamburg), Đức. Trọng tâm hai ngày làm việc của hơn 400 đại biểu đến từ 17 nước là các chủ đề như vai trò của Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) trong nền kinh tế toàn cầu, quan hệ thương mại châu Âu - Trung Quốc, vấn đề cung cấp nguyên liệu thô, tự do hóa đồng nhân dân tệ cũng như các quan niệm mới về “thành phố thông minh”. Phát biểu trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc Vạn Cương khẳng định sự phát triển của quan hệ hợp tác Trung Quốc - châu Âu đã mang lại những kết quả quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại, phục vụ lợi ích của nhân dân hai bên. Ông nhấn mạnh, bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Trung Quốc vẫn luôn ủng hộ các nỗ lực của Liên minh châu Âu và lạc quan tin tưởng rằng châu lục này sẽ vượt qua được những thách thức. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Gioóc-giô Pa-pa-xtam-cốt (Georgios Papastamkos) khẳng định củng cố quan hệ đối tác chiến lược Liên minh châu Âu - Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nghị viện châu Âu.
6. Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN
4. Năm 2012 là năm nóng kỷ lục trong lịch sử nhân loại
Ngày 28-11-2012, tại cuộc họp báo ở Giơ-ne-vơ (Geneva), Thụy Sĩ, Tổ chức Khí tượng học thế giới cho biết, khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2012 được xem là thời gian nóng thứ 9 trong lịch sử loài người, tính từ năm 1850 đến nay. Trong đó, riêng nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương đã cao hơn 0,45 độ so với nhiệt độ của giai đoạn những năm 1961-1990. Nhiệt độ luôn ở mức trên trung bình trong khoảng 10 tháng của năm 2012, đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ trái đất, ngoại trừ Ô-xtrây-li-a và các khu vực phía Bắc của Trung Quốc. Tình trạng này đã tác động mạnh tới tốc độ tan chảy của băng Bắc Cực. Báo cáo của Tổ chức khí tượng học thế giới lần này được xem là lời cảnh báo với thế giới về tình trạng nóng lên của toàn cầu, trong bối cảnh các nhà đàm phán khí hậu các nước đang nhóm họp tại Đô-ha (Doha), Ca-ta (Qatar). Bản cập nhật đầy đủ về thời tiết của cả năm 2012 sẽ được công bố vào tháng 3 năm 2013.
5. Trung Quốc - Liên minh châu Âu củng cố quan hệ đối tác chiến lược
Ngày 29-11-2012, Hội nghị doanh nghiệp châu Âu - Trung Quốc lớn nhất châu Âu với chủ đề “Hội nghị Cấp cao Ham-buốc: Trung Quốc gặp châu Âu” đã diễn ra tại thành phố Ham-buốc (Hamburg), Đức. Trọng tâm hai ngày làm việc của hơn 400 đại biểu đến từ 17 nước là các chủ đề như vai trò của Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) trong nền kinh tế toàn cầu, quan hệ thương mại châu Âu - Trung Quốc, vấn đề cung cấp nguyên liệu thô, tự do hóa đồng nhân dân tệ cũng như các quan niệm mới về “thành phố thông minh”. Phát biểu trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc Vạn Cương khẳng định sự phát triển của quan hệ hợp tác Trung Quốc - châu Âu đã mang lại những kết quả quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại, phục vụ lợi ích của nhân dân hai bên. Ông nhấn mạnh, bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Trung Quốc vẫn luôn ủng hộ các nỗ lực của Liên minh châu Âu và lạc quan tin tưởng rằng châu lục này sẽ vượt qua được những thách thức. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Gioóc-giô Pa-pa-xtam-cốt (Georgios Papastamkos) khẳng định củng cố quan hệ đối tác chiến lược Liên minh châu Âu - Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nghị viện châu Âu.
6. Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN
Trong hai ngày 29 và 30-11-2012, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 18 (ATMM 18) diễn ra tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a, đã tập trung thảo luận và thiết lập các mục tiêu cho Chương trình kết nối ASEAN 2015. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải In-đô-nê-xi-a Man-gin-đa-an (Mangindaan) chủ trì hội nghị nhấn mạnh rằng, mục đích trước hết của ATMM là đảm bảo thực hiện một số mục tiêu nhất định mà các nước thành viên đã nhất trí đưa ra trong Chương trình kết nối ASEAN 2012. ATMM 18 đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu rõ các bộ trưởng giao thông ASEAN khẳng định cam kết thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp và sáng kiến vì một ASEAN tăng cường kết nối giao thông vận tải như quy định trong Kế hoạch chi tiết của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), Kế hoạch hành động Bru-nây (BAP), Kế hoạch Vận tải Chiến lược ASEAN (ASTP) 2011-2015 để hỗ trợ việc thực hiện AEC 2015. Tuyên bố chung cho biết các bộ trưởng giao thông ASEAN đã xem xét và thông qua kế hoạch thiết lập một thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM); nhất trí với đề xuất thành lập một cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về hoạt động và lập kế hoạch cho hệ thống dẫn đường hàng không trong ASEAN; hướng tới hoàn thiện Hiệp định khung về Giao thông vận tải qua biên giới của hành khách (CBTP). Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hợp tác với các đối tác đối thoại ASEAN, các tổ chức quốc tế và các hiệp hội tư nhân trong ngành có liên quan, nhất là với ba nước Đông Á, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
7. Dư luận trước việc Pa-lét-xtin được nâng cấp quy chế
Tại cuộc bỏ phiếu vào rạng sáng 30-11-2012 (theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp thuận cho nâng cấp từ địa vị “thực thể quan sát viên” lên “nhà nước quan sát viên”, công nhận Nhà nước Pa-lét-xtin với đường biên giới năm 1967. Đây được coi thắng lợi lịch sử của Pa-lét-xtin. Mặc dù quyết định công nhận Pa-lét-xtin là nhà nước quan sát phi thành viên của Liên hợp quốc sẽ không kết thúc sáu thập kỷ chờ đợi của người Pa-lét-xtin cho nền độc lập, cũng như không cho họ quyền bỏ phiếu tại Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, quyết định này sẽ cho phép Pa-lét-xtin tiếp cận Tòa án hình sự quốc tế và quyền yêu cầu truy tố I-xra-en vì những tội ác chiến tranh, cũng như tìm kiếm phán quyết về tranh chấp lãnh thổ tại Tòa án công lý quốc tế.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, hàng nghìn người dân Pa-lét-xtin ở Bờ Tây và Dải Gaza, đã đổ ra đường ăn mừng sự kiện lịch sử này.
Nhiều quốc gia cũng đồng loạt lên tiếng hoan nghênh kết quả bỏ phiếu. Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ A-hờ-mét Đa-vu-tô-glu (Ahmet Davutoglu) cho rằng, việc nâng cấp quy chế cho Pa-lét-xtin tại Liên hợp quốc sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình giữa Pa-lét-xtin và I-xra-en. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun kêu gọi Pa-lét-xtin và I-xra-en cùng nỗ lực xây dựng một nền hòa bình chung.
Pa-lét-xtin đã chính thức trở thành “nhà nước quan sát viên” tại Liên hợp quốc |
Tại cuộc bỏ phiếu vào rạng sáng 30-11-2012 (theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp thuận cho nâng cấp từ địa vị “thực thể quan sát viên” lên “nhà nước quan sát viên”, công nhận Nhà nước Pa-lét-xtin với đường biên giới năm 1967. Đây được coi thắng lợi lịch sử của Pa-lét-xtin. Mặc dù quyết định công nhận Pa-lét-xtin là nhà nước quan sát phi thành viên của Liên hợp quốc sẽ không kết thúc sáu thập kỷ chờ đợi của người Pa-lét-xtin cho nền độc lập, cũng như không cho họ quyền bỏ phiếu tại Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, quyết định này sẽ cho phép Pa-lét-xtin tiếp cận Tòa án hình sự quốc tế và quyền yêu cầu truy tố I-xra-en vì những tội ác chiến tranh, cũng như tìm kiếm phán quyết về tranh chấp lãnh thổ tại Tòa án công lý quốc tế.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, hàng nghìn người dân Pa-lét-xtin ở Bờ Tây và Dải Gaza, đã đổ ra đường ăn mừng sự kiện lịch sử này.
Nhiều quốc gia cũng đồng loạt lên tiếng hoan nghênh kết quả bỏ phiếu. Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ A-hờ-mét Đa-vu-tô-glu (Ahmet Davutoglu) cho rằng, việc nâng cấp quy chế cho Pa-lét-xtin tại Liên hợp quốc sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình giữa Pa-lét-xtin và I-xra-en. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun kêu gọi Pa-lét-xtin và I-xra-en cùng nỗ lực xây dựng một nền hòa bình chung.
Bất chấp sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế, Mỹ và I-xra-en vẫn chỉ trích kết quả bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn (Hillary Clinton) cho rằng quyết định nâng cấp quy chế cho Pa-lét-xtin là một hành động “không thích hợp và phản tác dụng” có thể gây trở ngại cho con đường tiến tới hòa bình.
8. Nga tiếp quản cương vị Chủ tịch nhóm nước G 20
Từ ngày 1-12-2012, Nga tiếp quản cương vị Chủ tịch Nhóm các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi (G 20), do Mê-xi-cô đảm đương trước đó. Trong số những nhiệm vụ mà nước Chủ tịch G 20 phải hoàn thành có việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh (dự kiến diễn ra vào hai ngày 5 và 6-9-2013 tại Xanh Pê-téc-bua), chuẩn bị và thỏa thuận với các đối tác về những quyết định liên quan đến việc phát triển kinh tế thế giới, vạch ra những hướng hoạt động ưu tiên của các nước đối tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động đầu tiên của Nga trên cương vị Chủ tịch G 20 là tổ chức cuộc gặp các trung tâm nghiên cứu khoa học quốc tế “Think 20” vào ngày 11-12 tới tại Mát-xcơ-va. Tiếp đó, Nga sẽ tổ chức các hoạt động “Civil 20”, “Business 20”, “Youth 20” và “Labour 20”.
9. Kỷ lục mới về tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone
Ngày 2-12-2012, theo số liệu thống kê mới nhất công bố, tỷ lệ thất nghiệp trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã lên mức kỷ lục mới trong tháng 10 khi có thêm 170 nghìn người mất việc. Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở 17 nước Eurozone là 11,7% trong tháng 10 với tổng số người không có việc làm là 18,7 triệu. Một tháng trước đó, tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone là 11,6%, tương đương 18,49 triệu người. Tại I-ta-li-a, Cơ quan thống kê quốc gia (ISTAT) cho hay, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã lập kỷ lục mới, ở mức 11,1% trong tháng 10. Con số này cao hơn hồi tháng 9 là 0,3 điểm phần trăm và là mức cao nhất kể từ khi các dữ liệu hằng tháng bắt đầu được công bố hồi tháng 1-2004, đồng thời cao hơn 2,3 điểm phần trăm hồi cùng kỳ năm ngoái. Các nhà phân tích tại ngân hàng In-tê-xa Xan-pao-lô (Intesa Sanpaolo) nhận định triển vọng thị trường lao động vẫn rất ảm đạm. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tiếp tục tăng vào mùa xuân 2013. Các số liệu theo tháng cho thấy, trong tháng 10, số người đang tìm việc làm tại đất nước này đã tăng lên 2,9 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp ở lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 đã tăng lên mức 36,5%. Theo các nhà phân tích, tỷ lệ thất nghiệp tại I-ta-li-a tăng mạnh từ mùa hè năm ngoái khi nền kinh tế bắt đầu bị giảm sút mạnh trước áp lực của một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm trấn an các thị trường tài chính. Chính phủ nước này đang hy vọng kinh tế sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2013./.
Việt Nam dành sự chăm lo đặc biệt cho người khuyết tật  (04/12/2012)
Khách hàng phải trả phí khi gửi vàng tại ngân hàng  (04/12/2012)
Đâm lao phải theo lao  (04/12/2012)
Lễ tổng kết và trao thưởng giải báo chí Việt Nam về HIV/AIDS lần thứ 3  (04/12/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay